Khái niệm trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 120 - 121)

CHƯƠNG 7 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

7.5. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài

7.5.1. Khái niệm trọng tài thương mại

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định. Tính quốc tế của trọng tài theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế 1985 thì: Trọng tài là quốc tế nếu: Các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc một trong những địa điểm mà các bên có trụ sởkinh doanh được đặt ở ngoài quốc gia (nơi xét xử trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuận trọng tài; nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ

119

thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất). Các bên đã thoả thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước. Đồng thời, cũng là trọng tài quốc tế nếu một bên có nhiều trụ sở kinh doanh thì trụ sở kinh doanh sẽ là nơi có quan hệ chặt chẽ nhất với thoả thuận trọng tài, và nếu một bên khơng có trụ sở kinh doanh thì nơi cư trú thường xuyên sẽ được dẫn chiếu tới147.

Như vậy, có thể hiểu trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Ởđây, cần phân biệt trọng tài thương mại quốc tế với cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các quốc gia liên quan đến chính sách thương mại. Ví dụ, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) giải quyết các tranh chấp do vi phạm các nguyên tắc của WTO. Còn trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại giữa các thể nhân và pháp nhân là thương nhân. Một trong các bên tranh chấp trong hợp đồng thương mại là Nhà nước của một nước nào đó, nhưng theo nội dung, tranh chấp này mang tính tư pháp và bên cịn lại của hợp đồng là thể nhân hay pháp nhân148.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)