CHƯƠNG 4 : HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
5.3. Các phương thức thanh toán quốc tế
5.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits)
Phương thức thanh tốn tín dụng117 chứng từ là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu dongười này ký phát trong phạmvi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh tốn phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay đangđược sử dụng khá phổ biến. Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Qui tắc thực hành thống nhất cho phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP – DC) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản UCP đầu tiên được xuất bản năm 1933, văn bản này được kiểm tra, tổng kết theo định kỳ và được sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các năm : 1951,1962,1974,1983, 1993, bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25/10/2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào khác118 trong việc thanh tốn bằng tín dụng chứng từ. UCP khơng phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng từ đó hình thành nên các quan hệ tính dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập qn thơng lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu. Hiện nay ở Việt Nam,
117 Theo Điều 2 UCP 2006 thì Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hay đặt tên như thế nào nhưng khơng thể hủy bỏvà do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh tốn cho một xuất trình phù hợp.
118 Trần Thị Hịa Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr 292.
82
các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc UCP để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài.
5.3.3.1. Các bên tham gia vào phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng119 : người mua, người nhập khẩu, người phải trích tài khoản của mình để thanh toán.
- Ngân hàng phát hành120: Ngân hàng phát hành cịn được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo121: Có thể là một ngân hàng đại diện hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu.
- Người hưởng lợi122: Người xuất khẩu, người bán hàng hóa hay người ký phát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở.
Trong một số trường hợp, người xuất khẩu muốn giảm rủi ro và yêu cầu sử dụng các loại thư tín dụng có xác nhận thì có các ngân hàng xác nhận thư tín dụng và ngân hàng thanh tốn thư tín dụng.
5.3.3.2. Trình tự thực hiện phương thức thanh tốn tính dụng chứng từ
- Người mua và người bán ký một hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Người mua, căn cứ vào hợp đồng, làm đơn xin mở một thư tín dụng (Letter of Credit –L/C) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng.
- Ngân hàng mở thư tín dụng, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, mở thư tín dụng và thơng qua ngân hàng nước ngồi thơng báo cho người bán biết về thư tín dụng đó rồi gửi bản chính của thư tín dụng cho người bán.
- Người bán kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng hóa cho người mua theo thư tín dụng, nếu khơng chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì ngườibán điện cho người mua hoặc cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì
119Điều 2 UCP 600 120 Điều 2 UCP 600 121 Điều 2 UCP 600 122 Điều 2 UCP 600
83
mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành khơng thể tách rời của thư tín dụng cũ và hủy bỏ nội dung cũ.
- Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến ngân hàng trong thời hạn xuất trình chứng từ.
- Ngân hàng thơng báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và trả toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng này sẽ hồn lại số tiền đã trả cho ngân hàng thơng báo.
- Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển giao tồn bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để người mua đi nhận hàng, đồng thời thu hồi lại ở người mua số tiền đã trả cho người bán.
5.3.3.3. Nội dung của thư tín dụng
Một thư tín dụng thường có các nội dung chủ yếu sau: - Số hiệu của thư tín dụng
- Loại thư tín dụng
- Tên và địa chỉ người yêu cầu mở thư tín dụng - Tên và địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng - Tên và địa chỉ của người hưởng lợi thư tín dụng - Số tiền (bằng số và chữ của thư tín dụng)
- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng - Thời hạn trả tiền
- Thời hạn xuất trình chứng từ - Ngân hàng trả tiền
- Thời hạn giao hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến
- Tên hàng, quy cách, phẩm chất hàng hóa, giá cả, đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, số lượng và trọng lượng, điều kiện, cơ sở giao hàng.
- Cách giao hàng và cách vận tải
- Những chứng từ mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng trả tiền - Các điều kiện khác
84
5.3.3.4. Các loại thư tín dụng
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa khơng có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.
- Thư tín dụng khơng thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu khơng có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay khơng được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là khơng thể hủy bỏ123.
- Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh tốn ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh tốn. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để u cầu thanh tốn.
- Thư tín dụng trả chậm (Deffered payment L/C): Là loại thư tín dụng khơng hủy ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C camkết với người hưởng lợi sẽ thanh tốn tồn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu. Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh tốn bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hồn cho ngân hàng thanh tốn đúng thời hạn.
- Thư tín dụng khơng thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng khơng thể hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở thư tín dụng khơng trả tiền được. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do phịng trường hợp tổ chức xuất khẩu khơng hồn tồn tin tưởng vào nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn.
- Thư tín dụng khơng thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter of credit): Là loại thư tín dụng khơng thể hủy bỏ
85
trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì khơng được quyền truy địi lại tiền với bất cứ lý do nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “khơng được truy địi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers).
-Thư tín dụng tuần hồn (Revolving letter of credit): Là loại L/C không thể hủy
bỏ, sau khi sử dụng hết kim ngạch hoặc hết hiệu lực của L/C thì nó có lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng. Loại L/C này thường được áp dụng khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xun và đối tượng thanh tốn khơng thay đổi. Nếu sử dụng L/C này tổ chức nhập khẩu sẽ không bị động vốn và giảm được phí tổn do việc mở L/C.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit): Là loại thư tín dụng khơng thể hủy bỏ do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một thư tín dụng đã được phát hành trước đó làm đảm bảo. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong những trường hợp như L/C gốc (Master L/C) không cho phép chuyển nhượng, khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai, hay khi người trung gian muốn bí mật một số thơng tin. Nội dung thư tín dụng gốc và thư tín dụng thứ hai hồn tồn độc lập với nhau. Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, địi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong mua bán hàng hóa trung gian.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là lọai L/C không thể hủy bỏ, chỉ có
giá trị khi một L/C khác đối ứng với nó được mở. Loại L/C đối ứng được sử dụng trên cơ sở hàng đổi hàng hoặc gia cơng hàng hóa.
- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trong đó người u cầu phát hành thư tín dụng thơng qua ngân hàng phát hành đồng ý cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ - con, tài trợ cho người xuất khẩu để chuẩn bị hàng hóa.
- Thư tín dụng dự phịng (Stand – by L/C): Để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu tránh trường hợp người xuất khẩu không giao hàng đúng hợp đồng, đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phịng trong đó cam kết Ngân hàng mở thư tín dụng dự phịng sẽ thanh tốn tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu nếu người xuất khẩu khơng đảm bảo nghĩa vụ giao hàng theo thư tín dụng quy định.
86
- L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Tranferable L/C): Là loại L/C khơng thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người khác theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần, do vậy không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợi thứ ba nào khác. Điều đó có nghĩa là chỉ cho phép tái chuyển nhượng cho người thứ nhất trừ khi trong L/C có quy định khơng hạn chế chuyển nhượng124.
5.3.3.4. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ Ưu điểm.
- Đối với người mua: Phương thức thanh tốn L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hố cho mình mà khơng phải tốn thời gian, cơng sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn tồn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngồi ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định.
- Đối với người bán: Người bán hồn tồn được đảm bảo thanh tốn với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh tốn khơng phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh tốn bất kể trường hợp người mua khơng có khả năng thanh tốn. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, khơng bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.
- Đối với ngân hàng phát hành: Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng
thu được các khoản phí thủ tục, ngồi ra, ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thơng qua nghiệp vụ này uy tín và vai trị của ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.
Nhược điểm
Có thể nói, thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh tốn an tồn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh tốn quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng khơng tránh khỏi những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh tốn này là quy trình thanh tốn rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm
87
tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.