CHƯƠNG 7 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
7.5. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài
7.5.6. Nội dung của thỏa thuận trọng tài
Sau khi thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết khi tranh chấp phát sinh thì nội dung của thỏa thuận trọng tàì thường có các nội dung cơ bản sau:
- Lựa chọn hình thức trọng tài, các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc hay trọng tài thường trực. Trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn trọng tài thường trực thì phải ghi rõ chính xác tên trung tâm trọng tài đó. Ví dụ, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hoa Kỳ, Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế London…Trường hợp thỏa thuận không ghi rõ tên trung tâm trọng tài thì thỏa thuận đó khơng có hiệu lực.
- Về địa điểm để các bên tiến hành giải quyết tranh chấp. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên khơng có thỏa thuận155. Trong trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp thì địa điểm để thực hiện việc giải quyết tranh chấp nên được các bên lựa chọn và ghi cụ thể vào trong thỏa thuận trọng tài. Điều này nhằm hạn chế việc khi xảy ra tranh chấp các bên không thỏa thuận được địa điểm giải quyết tranh chấp nếu một trong hai bên không có thiện chí. Trường hợp các bên lựa chọn trọng tài thường trực để giải quyết thì địa điểm giải quyết thường là nơi đặt trụ sở chính thức của trung tâm trọng tài đó.
- Về ngôn ngữ dùng để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận thì hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn ngơn ngữ có tính đến các yếu tố liên quan như ngôn ngữ dùng trong hợp đồng156.
- Xác định số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp. Vấn đề này do các bên thỏa thuận (thường từ một đến ba trọng tài viên). Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc xác định số lượng trọng tài viên thì số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp là ba người157.
154 Điểm d Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. 155 Khoản 8 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
156 Điều 21 Quy tắc VIAC
157 Điều 39 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Điều 10 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế.
124
- Về quy tắc tố tụng trọng tài, trong trường hợp các bên chọn trọng tài thường trực thì quy trình tố tụng trọng tài được thực hiện theo quy định của trung tâm trọng tài đó, tuy nhiên các bên có thể được tự do thoả thuận về quy trình tố tụng mà ủy ban trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng158. Tuy nhiên việc tự do thỏa thuận về quy trình tố tụng của trọng tài không được vi phạm những quy định của pháp luật quốc gia về trọng tài ở chính quốc gia nơi đặt trung tâm trọng tài đó159. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc thì các bên phải thỏa thuận về quy trình tố tố tụng bởi vì hình thức trọng tài khơng có quy chế hoạt động của riêng mình. Giải pháp đưa ra là các bên có thể tham khảo quy trình tố tụng của một trung tâm trọng tài nào hay quy chế mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại để vận dụng cho hình thức trọng tài mà mình thỏa thuận lựa chọn.
- Về luật áp dụng trong thỏa thuận trọng tài, luật áp dụng trong thỏa thuận trọng tài do các bên lựa chọn trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về luật áp dụng thì hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất160.
7.5.7. Tố tụng trọng tài
7.5.7.1. Đơn kiện và thụlí đơn kiện
Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện161.
Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 18 (2) Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976162 (theo quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 là tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30). Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng
158Điều 19(1) Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế.
159 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia
TPHCM, TPHCM, 2005, tr 152.
160Điều 14 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Điều 28(2) Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế.
161 Khoản 1 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Điều 18 Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976, Điều 23 Luật Mẫu Trọng tài thương mại quốc tế.
162Điều 18 Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976
2. Ðơn trình bày khiếu nại sẽ bao gồm các nội dung cụ thể sau: (a) Tên và địa chỉ của các bên
(b) Bản trình bày các sự việc biện minh cho đơn khiếu nại (c ) Các vấn đềđang tranh cãi.
(d) Yêu cầu địi bồi thường
Ngun đơn có thể đính kèm theo đơn trình bày khiếu nại tất cả các tài liệu mà bên đó thấy là thích hợp hoặc có thể bổ sung văn bản tham chiếu tới hoặc bằng chứng khác mà bên đó sẽ nộp.
125
tài viên. Cùng theo đơn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay khơng. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài tùy thuộc vào luật áp dụng đối với trọng tài, theo quy định của pháp luật về trọng tài của Việt Nam thì thời hạn này là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại163.
7.5.7.2. Tự bảo vệ của bị đơn
Theo Điều 19 (1) Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976 thì trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng tài vụ việc, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bịđơn phải gửi đồng thời hai bản tự bảo vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kèm theo các thông tin về người được chọn làm trọng tài viên164.
7.5.7.3. Thành lập hội đồng trọng tài
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên, và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài165. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bịđơn.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bịđơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và bịđơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Và hai trọng tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉđịnh trọng tài viên cho các bịđơn166.
7.5.7.4. Chuẩn bị giải quyết vụ việc
Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập tranh chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7.5.7.5. Hòa giải
163Điều 33 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. 164 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam.
165 Điều 7 Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1967, Điều 40 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. 166 Khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
126
Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hịa giải khơng phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tơn trọng việc tự hịa giải của các bên. Nếu bên khởi đầu việc hịa giải khơng nhận được trả lời trong 30 ngày kể từ ngày bên đó gửi thư mời, hoặc trong thời hạn được ghi trong thư mời, thì bên đó có thể xem việc này là sự từ chối hòa giải của bên kia. Nếu cho là như vậy thì bên mời hịa giải phải gửi thông báo cho bên từ chối biết 167.
7.5.7.6. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài
Thời gian tiến hành, địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận168. Trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày169trước ngày mở phiên họp.
Các bên có thể trực tiếp tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt khơng có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật về trọng tài170. Theo đó, phán quyết phải được lập bằng văn bản và phải được trọng tài viên hoặc các trọng tài viên ký. Trường hợp có ba trọng tài viên và một trong số đó khơng ký vào thì phán quyết sẽ nêu lý do của việc không ký này171.
7.5.7.7. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài
Việc thi hành phán quyết trọng tài tại nước ngoài sẽđược thực hiện theo thủ tục quy định tại Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên phải thi hành phán quyết trọng tài. Theo đó, các nước là thành viên của Cơng ước New York172 phải công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài dựa trên cơ sở pháp luật có liên quan đến phán quyết ở quốc gia mà phán quyết đó được thực hiện. Điều 3 Công ước New York quy định “mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận các quyết định trọng
167 Điều 58 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Điều 2 Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976 168 Điều 20 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế
169Điều 54 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. 170 Điều 31 Quy tắc Trọng tài UNCITRAL 1976. 171 Điều 32 Quy tắc Trọng tài UNCITRAL 1976.
127
tài có giá trị ràng buộc và thi hành chúng theo quy tắc về thủ tục của lãnh thổ nơi quyết định sẽđược thi hành”.
Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015 quy định cụ thể phán quyết của trọng tài nước ngồi được xem xét cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam gồm: Phán quyết của trọng tài nước ngồi mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Phán quyết của trọng tài nước ngồi khơng thuộc trường hợp trên thì thực hiện ngun tắc “có đi có lại”173. Và điều kiện phán quyết của trọng tài nước ngồi được xem xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phải là phán quyết cuối cùng của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành174.
Và để có thể đạt được việc công nhận và thi hành một quyết định trọng tài như nói ở trên, bên yêu cầu công nhận và thi hành, khi nộp đơn yêu cầu phải cung cấp: Bản quyết định gốc có xác nhận hợp lệ hoặc một bản sao quyết định có chứng nhận hợp lệ; Thỏa thuận gốc hoặc bản sao thỏa thuận đó được chứng nhận hợp lệ. Nếu quyết định hoặc thỏa thuận nói trên khơng được lập bằng thứ tiếng chính thức của nước nơi quyết định sẽ được thi hành, bên yêu cầu công nhận và thi hành quyết định phải xuất trình bản dịch các tài liệu đó ra thứ tiếng nói trên. Bản dịch phải được chứng nhận bởi một thơng dịch viên chính thức hay đã tuyên thệ hoặc bởi một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự175.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ một phán quyết trọng tài nào cũng được công nhận và thi hành bởi một quốc gia thành viên nơi phán quyết trọng tài đó được u cầu cơng nhận và thi hành, theo Điều 5 Cơng ước New York sẽ có một sốtrường hợp được loại trừ như sau: Các bên của thỏa thuận khơng có đủ năng lực, hoặc thoả thuận nói trên khơng có giá trị theo luật mà các bên chịu sựđiều chỉnh. Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng tài. Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị huỷhay đình hỗn bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi quyết định được lập. Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của nước đó; hoặc việc cơng nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự cơng cộng của nước đó176…
173 Khoản 1 Điều 424 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015. 174 Khoản 2 Điều 424 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015.
175 Điều 4 Công ước New York 1958, Điều 452 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015.
128
7.5.8. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm sau:
Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, chỉ trừ trường hợp một bên trong tranh chấp yêu cầu và có một trong các căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại (hay theo quy định của Việt Nam thì tại Khoản 2 điều 68 Luật trọng tài năm 2010 thì quyết định trọng tài bị hủy theo quyết định của tòa án). Các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế được kí kết đặc biệt là Cơng ước New York năm 1958 về thi hành quyết định trọng tài nước ngồi, hiện nay có khoảng 152177 quốc gia là thành viên của công ước này.
Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chun mơn cao. Để trở thành trọng tài viên thì cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật quy định, theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì người đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 20178 thì có thể làm trọng tài viên.
Trọng tài thương mại mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên. Nghĩa là các bên có quyền tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích; có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian sao