CHƯƠNG 7 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
7.5. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài
7.5.4. Thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết của các bên tranh chấp khi các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng hợp đồng. Điều đó có nghĩa rằng, các bên phải có thỏa thuận trọng tài thì mới có thể áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp này. Theo Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệpháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”. Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thểđược lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”
122
Theo quy định Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 tại Khoản 2 Điều 3 thì: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Như vậy có thể hiểu, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vơ cùng quan trọng khi các bên muốn tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để tranh chấp được giải quyết bằng con đường trọng tài. Thỏa thuận giữa các bên là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền trọng tài. Bên cạnh đó, thỏa thuận trọng tài cho phép loại trừ thẩm quyền của Tòa án. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế đều ghi nhận nguyên tắc, khi các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì Tịa án khơng có thẩm quyền xét xử và thẩm quyền này thuộc trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Đồng thời, việc tự do thỏa thuận lựa chọn các yếu tố trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hình thành những điều kiện tốt nhất để tiến hành hoạt động trọng tài và việc thi hành phán quyết trọng tài được thuận lợi.