Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 130 - 131)

CHƯƠNG 7 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

7.5. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài

7.5.8. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm sau:

Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, chỉ trừ trường hợp một bên trong tranh chấp yêu cầu và có một trong các căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại (hay theo quy định của Việt Nam thì tại Khoản 2 điều 68 Luật trọng tài năm 2010 thì quyết định trọng tài bị hủy theo quyết định của tòa án). Các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các cơng ước quốc tế được kí kết đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về thi hành quyết định trọng tài nước ngồi, hiện nay có khoảng 152177 quốc gia là thành viên của công ước này.

Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chun mơn cao. Để trở thành trọng tài viên thì cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật quy định, theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì người đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 20178 thì có thể làm trọng tài viên.

Trọng tài thương mại mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên. Nghĩa là các bên có quyền tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích; có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian sao cho tiện với doanh nghiệp. Như vậy so với Tịa án, các cơng việc đó do thẩm phán có thẩm quyền quyết định và doanh nghiệp phải tuân theo thì hình thức trọng tài thương mại tạo cho các bên tranh chấp có thể chủđộng hơn.

Trọng tài thương mại mang tính bí mật: các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của phương thức trọng tài khi các tranh chấp liên quan đến các bí mật thương mại và phát minh. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài có thế giúp các bên tiết kiệm được thời gian và ít chi phí hơn so với

177 https://prezi.com/aw9xtastc3d0/tpqt-cong-uoc-new-york-1958/ [truy cập ngay 20/12/2016] 178 Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên

1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên: a) Có năng lực hành vi dân sựđầy đủtheo quy định của Bộ luật dân sự;

b) Có trình độđại học và đã qua thực tếcông tác theo ngành đã học từ5 năm trở lên;

c) Trong trường hợp đặc biệt, chun gia có trình độ chun mơn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, cơng chức thuộc Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

b) Người đang là bị can, bịcáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình

129

phương thức thơng qua Tịa án. Trọng tài có thể tiến hành rất nhanh trong vịng vài tuần hoặc vài tháng nếu các bên mong muốn. Trong hợp đồng với tổ chức trọng tài, các bên có thể thỏa thuận giới hạn thời gian cần thiết đểđưa ra quyết định trọng tài.

Tuy nhiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có một số hạn chế như sau:

Các trọng tài viên thường gặp khó khăn trong q trình điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì tuy pháp luật có ghi nhận các quyền về điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ179 nhưng quyền của họ chỉ dừng lại ở mức được “u cầu” cịn việc có cung cấp chứng cứ hay khơng phải dựa vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên và người làm chứng.

Trọng tài adhoc phải phụ thuộc hồn tồn vào thiện chí của các bên. Nếu một bên khơng có thiện chí, q trình tố tụng sẽ ln có nguy cơ bị trì hỗn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng trọng tài bởi vì khơng có quy tắc tố tụng nào được áp dụng và khơng có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài và giám sát các trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm sốt q trình tố tụng của các trọng tài viên. Cả trọng tài viên và các bên sẽ khơng có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tịa án.

Hình thức trọng tài thường trực có nhược điểm là tốn kém nhiều chi phí. Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại trọng tài quy chế, ngồi việc phải trả chi phí thù lao cho các trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài. Ngoài ra trong một số trường hợp quá trình giải quyết tranh chấp bị kéo dài mà Hội đồng trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng trọng tài làm giảm hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)