CHƯƠNG 4 : HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
4.2. Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention
4.2.3. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
4.2.3.1. Hình thức của hợp đồng
Theo quy định của các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định của một số quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi trong đó có Việt Nam thì hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản. Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương77”. Do sự bất đồng quan điểm giữa các nước nên Công ước Viên 1980 về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải lựa chọn dung hịa bằng cách quy định cả 2 quan điểm đó vào trong Cơng ước78. Tuy nhiên, để có thể hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh và những hiểu lầm khi cần thiết các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý khi ký kết mọi hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác nước ngồi cần phải được lập bằng văn bản. Việc ký kết bằng văn bản sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong quá trình kinh doanh và tránh được những tranh chấp trong thương mại. Khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì hợp đồng văn bản sẽ là bằng chứng cho những gì hai bên đã thỏa thuận.
4.2.3.2. Trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được Cơng ước Viên 1980 quy định từ Điều 14 đến Điều 24, quy trình cụ thể như sau:
Chào hàng
Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý định của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ
76 Điều 2 Công ước Viên 1980
77 Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử… 78 Điều 11 Công ước Viên 1980
63
chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này79.
Chào hàng có thể bị hủy nếu như như thơng báo hủy của người chào hàng đến trước hoặc cùng lúc với thông báo chào hàng80. Và, chào hàng tất nhiên sẽ mất hiệu lực nếu như người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng81.
Chấp nhận chào hàng
Khi người nhận được chào hàng thể hiện sự đồng ý bằng một lời tuyên bố hay hành vi cụ thể nào đó. Nếu người nhận được chào hàng nhưng im lặng thì điều đó khơng đồng nghĩa với việc chào hàng đó đã được chấp nhận82. Người nhận được chào hàng sau khi đã đồng ý thì cũng có thể rút lại quyết định của mình. Tuy nhiên, việc hủy chào hàng đã chấp nhận chỉ có thể được chấp nhận nếu như thơng báo về việc hủy chấp nhận chào hàng đến trước hoặc cùng lúc với thơng báo chấp nhận có hiệu lực83. Thơng báo hủy chào hàng có thể được thực hiện bằng lời nói hay bất kỳ hình thức và phương tiện nào để gửi cho chính người đã chào hàng tại trụ sở thương mại hay địa chỉ thường trú của họ…
Trong trường hợp bên nhận chào hàng có ý định chấp nhận chào hàng nhưng trong thư trả lời yêu cầu phải bỏ bớt hay bổ sung, chỉnh sửa điều khoản nào đó thì xem như đó là một lời từ chối chào hàng và gửi lại một lời chào hàng mới84. Tuy nhiên, trong trường hợp những điểm sửa đổi, bổ sung trong chào hàng không làm thay đổi những nội dung cơ bản của chào hàng85 thì xem như đó là một lời chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng gửi thông báo ngay lập tức thể hiện sự không đồng ý (đến người đã sửa đổi chào hàng) về việc chỉnh sửa bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng.
Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị khi nó được gửi đến cho người chào hàng trong giới hạn thời gian mà người chào hàng ấn định bằng bất kỳ phương tiện thơng tin liên lạc nào. Thời hạn này được tính kể từ lúc người nhận chào hàng nhận được chào hàng. Các ngày nghỉ lễ chính thức hay ngày nghỉ việc thông thường rơi vào khoảng thời gian chấp nhận chào hàng thì khơng được tính để cộng thêm vào thời hạn chấp nhận chào hàng đó. Tuy nhiên, nếu thời hạn cuối để chấp nhận chào hàng lại rơi
79 Điều 14 Công ước Viên 1980
80 Khoản 2 Điều 15 Công ước Viên 1980 81 Điều 17 Công ước Viên 1980
82 Khoản 1 Điều 18 Công ước Viên 1980 83 Điều 22 Công ước Viên 1980
84Điều 19 Công ước Viên 1980
85 Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng (Khoản 3 Điều 19 Công ước Viên 1980)
64
vào đúng ngày lễ, ngày nghỉ nên việc chấp nhận chào hàng không gửi đi được thì thời hạn chấp nhận chào hàng được kéo dài đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp sau ngày lễ, ngày nghỉ đó86.
Ký kết hợp đồng
Hợp đồng được xem là được ký kết kể từ thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được xác lập.
4.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của bên bán
- Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hóa:
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa theo đúng thời gian và địa điểm được thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận thời gian cụ thể để giao hàng và chứng từ có liên quan mà chỉ thỏa thuận hoàn thành việc này trong một khoảng thời gian nào đó thì nghĩa vụ giao hàng và chứng từ có liên quan được xem là hoàn thành khi người bán tiến hành giao hàng và chứng từ có liên quan vào bất kỳ thời gian nàotrong khoảng thời gian đã thỏa thuận đó. Nếu các bên khơng có thỏa thuận về thời điểm giao hàng thì việc giao hàng phải thực hiện trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết87.
Người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng với phẩm chất, số lượng, quy cách đóng gói sản phẩm như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hàng hóa được xem là khơng phù hợp với nội dung của hợp đồng nếu hàng hóa khơng thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng. Hàng khơng thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hồn cảnh cụ thể có thể thấy rằng khơng dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là khơng hợp lý. Hàng khơng có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua. Hàng khơng được đóng phong bì theo cách thơng thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu khơng có cách thơng thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệhàng hố đó88.
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng với địa điểm đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Nếu các bên khơng có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì việc giao hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Công ước Viên 1980 như sau:
86 Điều 20 Công ước Viên 1980 87 Điều 33 Công ước Viên 1980. 88 Điều 35 Công ước Viên 1980
65
- Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hố thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.
- Nếu hàng hóa là hàng đặc định, hoặc hàng được chế tạo theo một phương thức đặc biệt mà địa điểm giao hàng khơng thuộc phạm vi quy định trên thì bên bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại nơi sản xuất.
- Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.
- Quyền của bên bán
Bên bán có quyền nhận được thanh toán theo những quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp quyền này của bên bán bị xâm phạm thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo vệ quyền của mình được Cơng ước thừa nhận đó là:
- Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ khi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác khơng thích hợp với các u cầu đó89.
- Người bán có thể chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình90.
- Người bán có thể tun bố hủy hợp đồng trong những trường hợp Công ước quy định91
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại92
- Yêu cầu trả lãi khi bên mua chậm thanh toán93.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua - Nghĩa vụ của bên mua
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận.
Theo đó, người mua phải trả tiền vào ngày thanh tốn đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và Cơng ước, mà khơng cần có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ tục nào khác vềphía người bán94. Nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng của bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng
89 Điều 62 Công ước Viên 1980 90 Điều 63 Công ước Viên 1980 91Điều 64 Công ước Viên 1980 92 Điều 74 Công ước Viên 1980 93 Điều 78 Công ước Viên 1980 94 Điều 59 Công ước Viên 1980
66
hoặc luật lệ địi hỏi để có thể thực hiện được việc thanh toán tiền hàng tại địa điểm nhất định. Nếu hai bên không thỏa thuận địa điểm trả tiền thì địa điểm trả tiền sẽlà nơi bên bán có trụ sởthương mại hoặc nơi giao hàng và nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ95. Nếu trong hợp đồng không quy định thời hạn thanh tốn tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán đặt hàng hóa hoặc chứng từ nhận hàng dưới sựđịnh đoạt của bên mua.
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm việc thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng và tiếp nhận hàng hóa96.
- Quyền của bên mua
Trong trường hợp bên bán vi phạm thỏa thuận thì bên mua có quyền thực hiện những biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình trong khn khổ hợp đồng và Công ước cho phép.
Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ khi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khơng hợp với u cầu đó. Nếu hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể địi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự khơng phù hợp đó tạo thành một sự viphạm cơ bản hợp đồng.
Nếu hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền địi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này khơng hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông báo về việc hàng hóa giao khơng đúng hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó97.
Nếu bên bán khơng có đủ thời gian giao hàng thì người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ98.
Người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu người bán vi phạm những nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng hoặc người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này99.
4.2.3.4. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa
Hoạt động thương mại quốc tế thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hợp đồng
95 Điều 57 Công ước Viên 1980 96Điều 60 Công ước Viên 1980 97 Điều 46 Công ước Viên 1980 98 Điều 47 Công ước Viên 1980 99 Điều 49 Công ước Viên 1980
67
vận chuyển và hàng hóa thường dễ bị mất mát hư hỏng trong q trình chun chở. Rủi ro đó có thể là những sự cố như thiên tai hay tai nạn bất ngờ, chẳng hạn trong quá trình vận chuyển, tàu vận chuyển có thể gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng liên quan đến tai nạn biển như tàu bị mắc cạn, cháy, chìm; hay gặp thời tiết khắc nghiệt (bão, gió xốy, biển động,… gây lật tàu hay làm vỡ thân tàu, hư hại máy móc… từ đó gây ra những tổn thất cho hàng hóa…); rủi ro do tính chất của hàng hóa (bơng gịn, đay, thuốc nổ…gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy); do lỗi lầm của con người (đóng hàng khơng chắc chắn, cầu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu va vào cầu cảng)…Rủi ro là điều mà khơng ai mong muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm mà tại đó người bán khơng cịn phải chịu trách nhiệm về rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua được Công ước Viên quy định như sau:
Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng quy định hàng hóa phải được giao tại một địa điểm nhất định thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên để chuyển hàng cho người mua theo quy định của hợp đồng.
Nếu hợp đồng quy định hàng hóa phải được giao tại một địa điểm nhất định thì thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua khi hàng được giao cho người vận tải tại địa điểm nhất định đó100.
Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu101.
Ngồi các trường hợp nêu trên thì các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì khơng chịu nhận hàng102.
100 Điều 67 Công ước Viên 1980 101 Điều 68 Công ước Viên 1980 102 Điều 69 Công ước Viên 1980
68
4.2.3.5. Các trường hợp miễn trách nhiệm
Miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế là việc không thực hiện