Phương thức nhờ thu (Colleotion of payment)

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 4 : HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

5.3. Các phương thức thanh toán quốc tế

5.3.2. Phương thức nhờ thu (Colleotion of payment)

Phương thức thanh toán nhờ thu được điều chỉnh bởi bản “Quy tắc thông nhất về nhờ thu chứng từ thương mại – URC 522” do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành, bản sửa đổi năm 1995. Muốn áp dụng phương thức này các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng. Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh tốn quốc tế trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua), uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát.

5.3.2.1. Nội dung quy trình phương thức thanh tốn nhờ thu

(1). Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người nhập.

(2). Ngay sau khi đã gửi hàng ra nước ngoài, người xuất khẩu lập bộ chứng từ, phát hành hối phiếu và gửi cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu hộ tiền.

(3). Nhận đựơc bộ chứng từ hàng hoá, hối phiếu do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ và lập thư uỷ nhiệm, rồi gửi các chứng từ ấy cho ngân hàng nước người nhập khẩu.

(4). Nhận được các chứng từ từ ngân hàng xuất khẩu, ngân hàng nhập khẩu phải kiểm tra những nội dung trên các chứng từ đó, rồi thơng báo cho người nhập khẩu biết. (5). Sau khi đựơc thông báo về bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới. Nếu nhất trí, thì người nhập khẩu phải chấp nhận trả tiền hối phiếu hoặc trả tiền ngay bộ chứng từ đó.

(6). Sau khi đã được người nhập khẩu trả tiền, ngân hàng nhập khẩu làm thủ tục chuyển trả số tiền ấy cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng xuất khẩu.

(7). Khi đã nhận được tiền do ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền đến, ngân hàng xuất khẩu trả số tiền đó cho người xuất khẩu.

Trong thanh tốn uỷ thác thu, nếu người xuất khẩu khơng thực hiện trọn vẹn và đầy đủ các cam kết với người nhập khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thương thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh tốn (một phần hay tồn bộ) số tiền trên giấy đòi tiền của người xuất khẩu. Trong phương thức này, người xuất khẩu thông qua ngân hàng chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hố, mà khơng khống chế được việc

80

trả tiền của người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể bằng cách chưa nhận bộ chứng từ hàng hoá, để kéo dài việc trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc có thể khơng trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi cho họ. Đối với hình thức thanh tốn uỷ nhiệm thu, ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ tiền cho người xuất khẩu, cịn khơng có trách nhiệm với việc trả tiền của người nhập khẩu. Hình thức này tuy về thủ tục có phần đơn giản song việc trả tiền còn chậm.

5.3.2.1. Các loại của phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu có hai loại là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ - Nhờ thu phiếu trơn: Nhờ thu phiếu trơn là hình thức nhờ thu khơng kèm chứng từ, theo đó việc địi tiền chỉ dựa trên chứng từ đòi tiền là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát, mà không kèm theo các chứng từ hàng hố, thì được gọi là nhờ thu phiếu trơn. Loại này thường được dùng trong thanh tốn tiền chi trả về dịch vụ, cước phí bảo hiểm, tiền phạt, tiền bồi thường.

Phương thức thanh tốn này khơng thích hợp trong thanh tốn quốc tế bởi nếu người mua khơng tốt thì có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hay người mua trả tiền (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì khơng có chứng từ gửi kèm theo hối phiếu. Chính vì vậy, trong thanh tốn quốc tế phương thức này ít sử dụng.

- Nhờ thu kèm chứng từ: Đây là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng với một bộ chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiến hối phiếu thì ngân hàng mới giao tồn bộ chứng từ để đi nhập hàng. Phương thức này giúp người xuất khẩu giữ quyền kiểm sốt hàng hóa cho đến khi được thanh tốn hoặc bảo đảm thanh toán. Nói chung, người xuất khẩu giao hàng hóa và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khấu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai, có hai trường hợp:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment D/P): Phương thức này được áp dụng trong trường hợp người mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó. Sau khi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thơng thường do người bán chịu.

81

Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents against acceptance D/A):

Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P), chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu cơng nhận trách nhiệm thanh tốn hợp pháp và vô điều kiện theo các điều kiện của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển cho người bán, đến khi hối phiếu đến hạn thì người mua phải trả tiền cho người bán.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)