Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.3. Các thiết chế thương mại khu vực
2.3.3. Hiệp hội các nước Đông Na mÁ (ASEAN)
2.3.3.1. Lịch sử hình thành ASEAN
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đơng Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đơng Nam á thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết. Tháng 01/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời. Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia - được thành lập. Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.
Các tổ chức ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn. Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)...Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN. Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân cơng lao động. Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đồn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế. Cịn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia59 thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999). ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 634 triệu người. Với dân số trong độ tuổi lao động khổng lồ (gần bằng quy mô dân số của cả EU), cùng với thị trường có
47
sức mua lớn thứ 3 thế giới, ASEAN thực sự là điểm hút các dòng đầu tư nước ngồi. Số liệu thống kê của ASEAN cho thấy, dịng vốn FDI đổ vào thị trường ASEAN liên tục tăng lên trong hơn một thập kỷ qua, từ 21,8 tỷ USD năm 2000 lên đến 136 tỷ USD năm 2014. Thành viên thu hút được dòng vốn này nhiều nhất là Singapore với 72 tỷ USD, chiếm tới 53% tổng vốn FDI vào ASEAN năm 2014, bỏ xa thành viên đứng ở vị trí thứ 2 là Indonesia (với 22,3 tỷ, chiếm 16,4%). Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 với khoảng 9,2 tỷ USD60. Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.
2.3.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN
Mục tiêu của ASEAN là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thơng qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đơng Nam Á hịa bình và thịnh vượng61.
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á là:
- Cùng tơn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tồn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, khơng có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngồi;
- Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau;
- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hồ bình, thân thiện; - Khơng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả
2.3.3.3. Hợp tác của các nước thành viên ASEAN
Việc ký kết Hiến chương ASEAN và thông qua kế hoạch hành động ASEAN của các nguyên thủ quốc gia vào năm 2007 đã tạo đà thúc đẩy hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC). Dưới đây là những lĩnh vực hợp tác chính với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại và phát triển kinh tế, đóng vai trị nền tảng cơ bản cho việc hình thành AEC. Các lĩnh vực hợp tác chính bao gồm:
60 Ths. Lương Quang Đảng, Dân sốASEAN đang ởđâu trên bản đồ dân số thế giới?, http://giadinh.net.vn/dan-
so/dan-so-asean-dang-o-dau-tren-ban-do-dan-so-the-gioi-1-20160401124946792.htm [truy cập ngày 14/12/2016] 61 Tuyên bố Bangkok 1967
48
Hợp tác thuận lợi hóa thương mại hàng hóa Hợp tác trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư
Hội nhập trong lĩnh vực tài chính
Hợp tác trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp (FAF) Chính sách cạnh tranh
Chính sách bảo vệ người tiêu dùng Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ
Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng
Hợp tác phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước Mục tiêu chung về thu hẹp khoảng cách phát triển Đẩy mạnh quan hệ thương mại thông qua các FTA Hợp tác trong lĩnh vực lao động và di chuyển thể nhân
2.3.3.4. Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Theo Hiến chương ASEAN, thông qua ngày 20/11/2007 bộ máy hoạt động của ASEAN hiện nay gồm có các cơ quan sau:
- Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Hội nghị gồm những người đứng
đầu nhà nước hoặc Chính phủ của các quốc gia thành viên, là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, xem xét, đưa ra các chỉ đạo và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN và lợi ích của các quốc gia thành viên ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN được nhóm họp hai lần một năm, do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết như là các cuộc họp đặc biệt hoặc bất thường tại thời điểm được tất cảcác quốc gia thành viên nhất trí62.
- Hội đồng Điều phối ASEAN (ASEAN Coordinating Council): Hội đồng gồm
các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, có chức năng chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng thư ký ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN họp ít nhất hai lần một năm.
49
- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Councils): Bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề có liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác.
- Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành (ASEAN Sectoral Ministerial Bodies):
Bao gồm các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
- Tổng Thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN (Secretary-General of ASEAN /ASEAN Secretariat): Cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai
thực thi các quyết định, thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của ASEAN, và đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên Hội nghị Cấp cao ASEAN
- Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (Committee of Permanent Representatives to ASEAN): Ủy ban gồm Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Jakarta, và có nhiệm vụ đại diện cho các nước thành viên điều hành công việc thườngngày của ASEAN.
- Ban thư ký ASEAN quốc gia (ASEAN National Secretariats): Ban thư ký là đầu mối điều phối và phối hợp hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia. Ban Thư ký ASEAN quốc gia của Việt Nam do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đảm nhiệm. Chức năng nhiệm vụ của các Ban thư ký ASEAN quốc gia được nêu tại Điều 13 Hiến chương ASEAN bao gồm: (i) đầu mối quốc gia về các hoạt động hợp tác ASEAN; (ii) là trung tâm thông tin quốc gia về tất cả các vấn đề liên quan tới ASEAN; (iii) điều phối việc thực hiện các quyết định của ASEAN trong phạm vi quốc gia; (iv) điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị trong nước để tham gia các Hội nghị ASEAN; (v) khuếch trương bản sắc và nhận thức về ASEAN ở cấp quốc gia; và (vi) đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR): Ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy nhận thức về quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, và tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên ASEAN với mục tiêu bảo vệ các quyền con người. Đây là một cơ quan liên chính phủ và có tính chất tham vấn, chỉ gồm các nước thành viên ASEAN, mỗi Chính phủ cử một đại diện hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ. Chủ tịch của Ủy ban
50
trong mỗi năm là thành viên Ủy ban của nước Chủ tịch ASEAN trong năm đó. Các thành viên Ủy ban được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ theo quy định của Hiến chương ASEAN. Ủy ban họp ít nhất 2 lần mỗi năm và có thể họp bất thường nếu cần thiết. Phương thức ra quyết định của Ủy ban là tham khảo và đồng thuận, như đã được Hiến chương ASEAN quy định. Báo cáo của Ủy ban sẽ được đệ trình lên Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN xem xét.
- Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation): Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác với các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN, thông qua việc nâng cao nhận thức về bản sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người dân, và sự hợp tác chặt chẽ trong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và các nhóm đối tượng khác trong ASEAN. Nguồn tài trợ cho Quỹ ASEAN được khuyến khích lấy từ các khoản đóng góp của khu vực tư nhân như các doanh nghiệp, nhà từ thiện, các cá nhân hào phóng cả trong và ngoài ASEAN. Một số nhà tài trợ chính của quỹ ASEAN (ngoài 10 nước thành viên ASEAN) cịn có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Tập đoàn Microsoft, Tập đoàn HP63.
2.3.3.5. Quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Brunây; và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Brunây, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Bali) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực bao gồm: khoa học công nghệ, mơi trường, y tế, văn hố thơng tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.
Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam có nhiều đóng góp cụ thể quan trọng trong 4 lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và quan hệ đối ngoại.
Về chính trị - an ninh, Việt Nam cùng các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy những lĩnh vực ưu tiên, triển khai các mục tiêu còn lại của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng An ninh –Chính trị ASEAN (APSC); tích cực triển khai sáng kiến của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM); chủ trì tổ chức thành cơng Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) và tham gia các hoạt động cụ thể của ASEAN về phòng, chống khủng bố và các loại tội phạm.
63 Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, Cơ cấu tổ chức của Asean, Trang thông tin điện tử Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/11/co-cau-to-chuc-cua-asean.html [truy cập ngày 15/12/2016]
51
Về kinh tế, Việt Nam là một trong những nước tích cực nhất trong việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN64 , tích cực đàm phán về các biện pháp thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ và nỗ lực hồn thành cam kết về xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm trong các ngành ưu tiên hội nhập, mở rộng hợp tác và liên kết kinh tế giữa ASEAN với các đối tác.
Về văn hóa - xã hội, Việt Nam đã chủ động đề xuất sáng kiến, ủng hộ hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của ASEAN hiện nay, như an sinh xã hội, môi trường, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu và thúc đẩy, bảo vệ quyền của lực lượng lao động di cư.
Qua 20 năm là thành viên của ASEAN, Việt Nam ngày càng trưởng thành, chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của ASEAN với tinh thần trách nhiệm cao. Việt Nam là một trong số những nước đạt tỷ lệ thực thi cao các chương trình, biện pháp liên kết kinh tế của ASEAN.
64 Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế Asean 2025, Trang thông tin điện tử
Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/45/act_print/ban-in.html [truy cập ngày 15/12/2016]
52