CHƯƠNG 6 : PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
6.4. Một số quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ
đường bộ
Vận tải hàng hóa quốc tế trên đất liền được thực hiện bằng hai phương thức đó là vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường bộ và đường sắt. Đối với vận tải đường bộ
132 Chương 3: Trách nhiệm người chuyên chở 133 Điều 18, 19 Công ước Vacsava
104
quốc tế, Công ước về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ (Convention on the Contract for the International Carriage of Goods by Road - CMR) sẽ được áp dụng. Công ước CMR được ký kết 19/5/1956 và có hiệu lực vào ngày 2/7/1961 tại Geneva. Cơng ước có mục đích là nhằm thống nhất các quy tắc về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ đặc biệt về chứng từ và trách nhiệm người vận chuyển, về mối quan hệ giữa chủ hàng và người vận chuyển, thủ tục nhận hàng và giao hàng. Công ước được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng vận chuyển bằng đường bộ mà điểm giao hàng và nhận hàng nằm giữa hai quốc gia, trong đó có ít nhất một quốc gia tham gia Cơng ước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc để có thể áp dụng Cơng ước CMR thì khơng địi hỏi cả hai quốc gia có chủ thể tham gia trong hợp đồng đều phải là thành viên của công ước.
Tuy nhiên, Công ước không áp dụng đối với việc vận chuyển người, đồ gỗ. Trong trường hợp phương tiện vận tải và hàng hóa cùng tham gia vào nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường khơng, đường biển mà hàng hóa khơng bị tháo rời khỏi phương tiện vận chuyển thì Cơng ước được áp dụng cho cả q trình vận chuyển. Trong trường hợp có xảy ra thiệt hại về hàng hóa mà khơng nằm trong trường hợp vận tải bằng đường bộ thì Cơng ước CMR khơng có tác dụng, thay vào đó cơng ước tương ứng với quá trình vận tải khi xảy ra thiệt hại sẽ được áp dụng135.
6.4.1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ
Hợp đồng vận tải được xác nhận bằng phiếu gửi hàng, việc thiếu, mất hay khơng có phiếu gửi hàng khơng làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng vận tải136. Phiếu gửi hàng không chuyển nhượng được và được lập thành ba bản gốc do người gửi hàng và người chuyên chở ký, một bản giao cho người gửi hàng, một bản kèm theo hàng và một bản giao cho người chuyển hàng. Phiếu gửi hàng là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện và điều khoản của hợp đồng vận tải và của việc nhận hàng của người chuyên chở. Phiếu gửi hàng thường có các nội dung sau137:
- Ngày và nơi lập giấy gửi hàng - Tên và địa chỉ của người gửi hàng - Tên và địa chỉ của người nhận
- Ngày và nơi nhận hàng, nơi dự định giao hàng - Tên và địa chỉ của người nhận hàng
- Mơ tả tính chất hàng hóa, tính chất đóng gói
135 Điều 2(1) Công ước CMR 136 Điều 4 Công ước CMR 137 Điều 6 Công ước CMR
105
- Số hiệu, số kiện
- Trọng lượng cả bì hoặc số lượng
- Cước phí vận tải và các chi phí liên quan khác Các chi tiết khác nếu các bên thấy cần thiết. Trách nhiệm của các bên
- Trách nhiệm người gửi hàng: Người gửi hàng phải có trách nhiệm trong việc
khai báo thơng tin chính xác về hàng hóa trong phiếu vận chuyển. Người gửi cũng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa có những hư hỏng, bao bì bị rách…nếu trong thời điểm nhận hàng để vận chuyển mà người vận chuyển phát hiện và đã báo cho người gửi biết về việc này. Người gửi phải có nhiệm vụ bổ sung vào phiếu giao hàng hay giao cho người vận chuyển những chứng từ cần thiết và thông báo cho người vận chuyển biết để làm các thủ tục hải quan.
- Trách nhiệm của người giao hàng: Người giao hàng có trách nhiệm kể từ khi nhận hàng để chở đến khi giao hàng cho người nhận. Người giao hàng chịu trách nhiệm trong các trường hợp thiệt hại của hàng hóa do hành vi của các đại lý, hàng mất mát, hư hỏng, chậm giao hàng so với thỏa thuận giao hàng trong hợp đồng. Tuy nhiên, người giao hàng sẽ không phải chịu những trách nhiệm trong các trường hợp sau: Bao bì bị lỗi hay thiếu, việc bốc dỡ hàng hóa được thực hiện bởi người gửi và người nhận, do bản chất, tính chất đặc biệt của hàng hóa, chở súc vật sống…
- Trách nhiệm của người nhận: Người nhận có quyền yêu cầu người giao hàng giao bản thứ hai của phiếu gửi hàng, và yêu cầu nhận hàng. Có quyền định đoạt đối với hàng hóa khi người nhận phải xuất trình bản thứ nhất của phiếu gửi hàng, đồng thời thêm vào phiếu gửi hàng mới này những chỉ dẫn mới cho người vận chuyển, tuy nhiên phải trả phí cho người vận chuyển khi thực hiện những chỉ dẫn mới nói trên. Đồng thời việc thực hiện những chỉ dẫn mới đó phải hồn tồn khả thi đối với người vận chuyển, không làm ảnh hưởng đến hàng hóa của người gửi khác và trong mọi trường hợp khơng chia nhỏ hàng hóa.
6.4.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt
Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là một hình thức vận chuyển hiện đại tiện lợi và hàng hóa được vận chuyển an tồn. Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt ngày nay được nhiều cơng ty lựa chọn bởi nó mang lại những hiệu quả như : chi phí thấp, giá cả ổn định, hàng hóa vận chuyển an tồn, điều đặc biệt là khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn và thời gian giao nhận chính xác theo lịch trình của tàu. Việc vận chuyển
106
hàng hóa quốc tế bằng đường sắt được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý quốc tế quan trọng sau:
- Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế được thông qua tại Bern vào ngày 9.5.1980 (Convention concerning International Carriage by Rail - COTIF 1980). Công ước này được áp dụng ở Châu Âu và Trung Đông.
- Hiệp định Liên vận đường sắt quốc tế (SMGS) 1951, được sửa đổi 1992 được áp dụng chủ yếu ở Đơng Âu, Châu Á trong đó có Việt Nam.
6.4.2.1. Cơng ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF)
Công ước COTIF gồm hai phần cơ bản là: Công ước Bern về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt quốc tế (CIM) và Công ước Bern về vận chuyển hành khách và hành lý (CIV).
Công ước COTIF/CIM được áp dụng cho bất kỳ hợp đồng vận chuyển hàng hóa nào được vận chuyển bằng đường sắt khi hành trình vận chuyển được thực hiện ít nhất giữa hai quốc gia138.
Người chuyên chở có trách nhiệm kể từ khi nhận hàng chuyên chở cho đến khi giao hàng, trong trường hợp quá hạn thì người vận chuyển cũng phải chịu trách nhiệm. Trường hợp hàng hóa bị hỏng do lỗi của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển thì người vận chuyển phải bồi thường tương ứng với giá thị trường. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát thì ngồi việc phải bồi thường giá trị hàng hóa thì người chun chở cịn phải bồi thường các chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan, và cước phí có liên quan. Nếu có lỗi cố ý của người vận chuyển trong việc làm chậm trễ thời gian giao hàng hay làm hư hỏng, mất mát hàng hóa thì người vận chuyển phải chịu tồn bộ thiệt hại.
Tuy nhiên, người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong một số trường hợp bất khả kháng, các trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người gửi hàng hóa, hàng hóa có khuyết tật, hao mòn tự nhiên, do lỗi của người gửi bốc hàng và người nhận hàng dỡ hàng…Trong những trường hợp miễn trách này, người vận chuyển có nhiệm vụ phải chứng minh lỗi khơng phải do mình.
6.4.2.2. Hiệp định Liên vận đường sắt quốc tế (Agreement on the International Goods Transport by Rail - SMGS)
Hiệp định Liên vận đường sắt quốc tế (SMGS) được Liên Xô và các nước Đông Âu ký kết vào năm 1948 và có hiệu lực vào 1951. Các nước Châu Á khác cũng
107
tham gia hiệp định này như Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam gia nhập hiệp ước này vào 1955. SMGS được áp dụng trongcác trường hợp sau:
- Chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường sắt giữa các nước tham gia SMGS. - Chuyên chở hàng hóa quốc tế đi từ những nước thành viên SMGS, quá cảnh trên những đường sắt tham gia SMGS đến những nước không tham gia SMGS và ngược lại.
Hiệp định SMGS không áp dụng trong các trường hợp:
- Ga đi và ga đến ở trong một nước nhưng chuyên chở qua lãnh thổ của nước khác bằng đoàn tàu của đường sắt nước gửi.
- Chuyên chở giữa các ga của hai nước, quá cảnh qua lãnh thổ của nước khác bằng đoàn tàu của nước gửi hoặc nước đến.
- Chuyên chở giữa các ga của hai nước tiếp giáp nhau mà trên toàn bộ quãng đường đi dùng đoàn tàu của một nước và theo quy định của đường sắt nước đó.
Trách nhiệm của người chuyên chở bao gồm việc phải bồi thường thiệt hại toàn bộ hay một phần hàng hóa do bị mất mát, hư hỏng do lỗi của người vận chuyển. Chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc vận chuyển từ thời điểm nhận hàng đến khi giao hàng. Các đường sắt thuộc phạm vi điều chỉnh của SMGS phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển trên tồn bộ q trình vận chuyển đến thời điểm giao hàng cho người nhận. Trong trường hợp có nhiều người vận chuyển luân phiên vận chuyển thì mỗi người vận chuyển tiếp theo, khi tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển cùng với vận đơn thì xem như tham gia vào q trình vận chuyển và phải chịu tồn bộ trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, cũng giống như COTIF, SMGS cũng quy định một số trường hợp miễn trách nhiệm như trường hợp bất khả kháng, do lỗi của người gửi hàng, do tính chất tự nhiên của hàng hóa, hao mịn tự nhiên, bao bì khơng phù hợp…
6.4.2.3. Vận đơn đường sắt
Vận đơn đường sắt được quy định bởi COTIF 1980 và SMGS, vận đơn đường sắtbao gồm các loại chứng từ sau:
- Bản chính phiếu gửi hàng: được gửi kèm hàng hóa và được giao cho người nhận hàng cùng hàng hóa.
- Giấy theo hàng: đi theo hàng đến ga đến và lưu ở đường sắt nước đến. - Bản sao phiếu gửi hàng: được trao cho người gửi sau khi xếp hàng lên toa. - Giấy giao hàng: đi theo hàng đến ga đến và được lưu ở ga đến.
108
- Giấy báo tin hàng đến: theo hàng đến ga đến và được giao cho người nhận. Những chứng từ trên được người gửi và người vận chuyển cùng ký vào, hợp động vận chuyển có hiệu lực kể từ thời điểm người vận chuyển ký đóng dấu vào tất cả các chứng từ nói trên. Nội dung của vận đơn đường sắt bao gồm các nội dung sau:
- Nội dung do chủ hàng ghi bao gồm: Tên hàng, ký mã hiệu hàng hóa, số kiện, trọng lượng, loại bao bì, tên, địa chỉ người gửi, ga đi, ga biên giới mà hàng hóa đi qua, đường sắt đến, ga đến…chữ ký người gửi
- Nội dung do người vận chuyển ghi bao gồm: Toa xe, cước phí và tạp phí, số lơ hàng, trọng lượng…ký tên, đóng dấu, ngày tháng nhận hàng.