Hợp đồng vận tải tàu chợ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 6 : PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

6.2. Một số quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển

6.2.3. Hợp đồng vận tải tàu chợ

6.2.3.1. Khái niệm

Hợp đồng vận tải tàu chợ là sự thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận tải, trong đó bên vận tải dành cho bên thuê vận tải một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở một lô hàng theo yêu cầu của bên thuê. Đồng thời bên thuê vận tải phải trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất địnhgọi là tiền cước.

Trước khi tiến hành xác lập hợp đồng vận tải tàu chợ, người thuê vận tải có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người môi giới thuê tàu, yêu cầu người vận tải chở hàng cho mình. Nếu người vận tải đồng ý thì hai bên đã hình thành một hợp đồng vận chuyển sơ bộ. Tuy nhiên, nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên đối với nhau sẽ được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển (Bill of Landing). Chính vì vậy, vận tải tàu chợ cịn có tên là vận tải hàng hóa theo vận đơn đường biển.

6.2.3.2. Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L)

Theo Khoản 7 Điều 1 Công ước của Liên Hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 thì, “Vận đơn đường biển” là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao

91

hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người cầm vận đơn chính là sự cam kết đó. Như vậy, vậnđơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

Vận đơn đường biển có một số vai trị sau:

- Vận đơn là biên lai hàng hóa: Vận đơn đường biển do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của hãng vận tải ký. Đây là chức năng cơ bản của vận đơn. Trước đây thời xa xưa, các thương nhân thường đi cùng với tàu chở hàng và trực tiếp nhận hàng giao cho người mua nên không cần vận đơn. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hóa lớn, các thương nhân, nhà xuất khẩu thường gửi hàng thông qua một đại lý vận chuyển hoặc gửi trực tiếp cho hãng tàu. Khi hàng đã được xếp lên tàu thì người gửi hàng cần một chứng cứ rằng mình đã giao hàng cho nhà vận chuyển và gửi kèm với các chứng từ khác cho người nhận hàng ở cảng đích.

- Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở: Vận đơn được xem như hợp đồng chuyên chở giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Khi người gửi hàng liên hệ với các công ty vận chuyển và đã thỏa thuận xong hết về giá cước và các điều kiện vận chuyển thì hai bên sẽ ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa trước khi hàng được giao lên phương tiện vận chuyển. Cho đến khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải thì lúc đó vận đơn như một bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở đã được thực thi.

- Vận đơn cịn có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa: Hiện nay, đây là vai trị quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế. Ai là người sở hữu vận đơn gốc là người có quyền nhận hàng và sở hữu hàng hóa. Đương nhiên lúc nhận hàng cịn cần các tờ khác như giấy giới thiệu, ủy quyền và phải được nhà vận tải phát lệnh giao hàng. Vận đơn được quyền chuyển nhượng cho người khác thông qua việc ký hậu vận đơn thường dùng khi hai bên thanh toán bằng L/C.

6.2.3.3. Các loại vận đơn đường biển thường gặp

Có nhiều loại vận đơn đường biển được sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng th tàu chợ, thơng thường có một số loại vận đơn sau:

- Vận đơn nhận hàng để xếp: Đây là loại vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện của người này cấp cho người gởi hàng sau khi đã nhận hàng để chuyên chở. Vận đơn nhận hàng để xếp là chứng cứ pháp lý xác định hàng đã được giao cho người chuyên chở. Vận đơn này chưa ghi cụ thể tên tàu chở hàng. Do đó sau khi hàng đã xếp

92

xuống tàu ở cảng bốc thì người thuê vận tải phải đổi vận đơn nhận hàng để lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu.

- Vận đơn đã xếp hàng: Đây là loại vận đơn người chuyên chở cấp cho người thuê chở sau khi đã xếp hàng xuống tàu. Đây là loại vận đơn rất quan trọng cho nên, nếu trước đó bên thuê vận tải đã nhận được vận đơn nhận hàng để xếp thì sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng, người thuê vận tải phải đổi lấy vận đơn đã xếp hàng từ người chuyên chở hoặc đại diện của họ.

- Vận đơn sạch: Đây là loại vận đơn xác nhận về hàng hóa trong tình trạng tốt sau khi đã được xếp lên tàu. Trong thương mại quốc tế người mua và ngân hàng thanh toán thường yêu cầu người gửi phải xuất trình vận đơn sạch.

- Vận đơn không sạch: Đây là loại vận đơn ghi nhận về tình trạng khơng tốt của hàng hóa sau khi đã xếp lên tàu. Vận đơn khơng sạch là cơ sở pháp lý để người vận tải có thể thốt khỏi trách nhiệm của mình khi hàng hóa bị hư hỏng trong q trình vận tải. Trong giao dịch thương mại quốc tế, người mua và ngân hàng thanh tốn thường khơng chấp nhận vận đơn này.

6.2.3.4. Nội dung cơ bản của vận đơn đường biển.

Nội dung của vận đơn đường biển thường do người chuyên chở đường biển soạn thảo nên nội dung và hình thức của các vận đơn thường khơng giống nhau. Tuy nhiên, một vận đơn đường biển thường có một số nội dung chủ yếu sau:

- Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề

- Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải

- Tên địa chỉ của người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bên bán.

- Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ơ này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vơ danh thì sẽ ghi "to (the) order", "to (the) order of..."

- Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu.

- Nơi nhận hàng (Place of Receive)

- Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading) - Cảng dỡ hàng (Port of Discharge) - Nơi giao hàng (Place of Delivery)

93

- Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.) - Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original) - Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers) - Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages) - Mơ tả hàng hóa (Description of Goods)

- Trọng lượng tổng (Gross Weight): Trọng lượng bao gồm cả bì - Trọng lượng tịnh (Net Weight)

- Ngày và nơi ký phát vận đơn

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)