CHƯƠNG 7 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
7.6. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng Tòa án
7.6.3. Quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong hoạt động thương mạ
7.6.3.1. Luật quốc tế
183 Theo Điều 3 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015 184 Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015 185 Theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015
132
Hoạt động thương mại quốc tế khi phát sinh tranh chấp và được giải quyết bởi Tòa án thì một vấn đề phức tạp đặt ra đó là việc xác định thẩm quyền của Tịa án nào có quyền xét xử, Tòa án của nước người bị vi phạm hay của nước người vi phạm, hay của một nước thứ ba nào đó…Các quốc gia ngày nay, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì dù có rất nhiều những quan điểm và chính sách giống nhau và đều có thể cùng tham gia các cơng ước quốc tế, nhưng điều đó khơng có gì đảm bảo rằng pháp luật của các nước sẽ giống nhau. Chính vì vậy việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong thương mại quốc tế là việc giải quyết vấn đề về xung đột pháp luật trong việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án. Hiện nay có thể dẫn chiếu một số điều ước quốc tế trong việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa àn như sau:
- Các điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên minh châu Âu, như Công ước Brussels năm 1968 về các vấn đề dân sự và thương mại quy định thẩm quyền của Tòa án được xác định theo nguyên tắc Tịa án nơi cư trú của bị đơn có quyền giải quyết vụ án.
- Nghị quyết Brussels (Liên minh châu Âu) về thẩm quyền và thực thi các phán quyết trong lĩnh vực dân sự - thương mại năm 2000, quy tắc xác định thẩm quyền chung là "Người nào cư trú ở một nước thành viên, bất kể họ có quốc tịch gì, sẽ bị kiện tại tịa án của nước thành viên đó" (Khoản 1, Điều 2).
- Cơng ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển được ký kết ngày 25/8/1924 tại Brussels quy định, người khiếu nại chỉ có thể khiếu nại người vận chuyển tại trụ sở chính của người vận chuyển.
- Công ước của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 1978 (Quy tắc Harmburg 1978), quy định nguyên đơn có thể lựa chọn khởi kiện tại một Tòa án mà pháp luật của nước có Tịa án này cơng nhận là có thẩm quyền và trong phạm vi xét xử của Tịa án đó có một trong các địa điểm sau: Trụ sở chính của người vận chuyển; Cảng xếp hàng; Cảng dỡ hàng hoặc nơi khác đã được quy định trong hợp đồng.
- Công ước Vacsava năm 1929, về thống nhất những quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tếcho nguyên đơn được lựa chọn một trong những Tịa án có thẩm quyền với điều kiện là các Tòa án nằm trong lãnh thổ của các quốc gia ký kết.
- Công ước Lahaye ngày 15/04/1958 về quyền tài phán của cơ quan xét xửđược lựa chọn trong mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền lựa chọn một Tịa án cụ thể hoặc Tịa án của một nước thành viên của Cơng ước giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa các bên.
133
- Công ước Lahaye ngày 25/11/1965 về Lựa chọn tòa án quy định giữa các nước thành viên của Cơng ước có quyền lựa chọn Tòa án quốc gia thành viên để giải quyết các tranh chấp phát sinh hoặc có thể phát sinh trong một quan hệ pháp luật cụ thể.
- Công ước Lahaye về Thỏa thuận lựa chọn tịa án (2005). Theo đó, Tịa án của nước thành viên được lựa chọn trong thỏa thuận về Tòa án giữa các bên có quyền giải quyết tranh chấp đã thỏa thuận, trừ khi thỏa thuận này vô hiệu theo quy định của pháp luật của Nhà nước đó.
7.6.3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam - Thẩm quyền theo vụ việc
Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền theo cấp Tịa án
Thẩm quyền của Tồ án nhân dân cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thì Tịa án nhân dân cấp huyện khơng có thẩm quyền186.
Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp Tỉnh: Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện187 (trong
186 Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015.
134
trường hợp cần thiết thì Tồ kinh tế Tồ án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện).
Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị thep quy định của pháp luật tố tụng. Uỷ ban thẩm phán của Toà án cấp tỉnh xem xét giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
Thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao: Toà án nhân dân tối cao không xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án kinh tế nào mà chỉ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Phúc thẩm: Là việc Tòa án nhân dân cấp trên xem xét lại bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhân dân cấp dưới khi có kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Giám đốc thẩm: Là giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế trong đó tồ án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
Tái thẩm kinh tế là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong đó Tồ án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới nếu phát hiện những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung của vụ án trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
- Thẩm quyền của Tồ án theo lãnh thổ
Tồ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú. Trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì tồ án nơi có bất động sản giải quyết188.
- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Ngun đơn có quyền lựa chọn Tồ án để u cầu giải quyết vụ án trong một số trường hợp.
Không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu Tồ án nơi có tài sản, trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bịđơn để giải quyết vụ án.
Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tếthì ngun đơn có thể u cầu Tồ án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án.
135
Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì ngun đơn có thể u cầu Tồ án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án.
Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau thì ngun đơn có thể yêu cầu Tồ án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án.
Nếu vụ án không chỉliên quan đến bất động sản thì ngun đơn có thể yêu cầu Tồ án nơi có bất động sản nơi có trụ sở hoặc cư trú của bịđơn giải quyết vụ án.
Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nội dung khác nhau thì nguyên đơn có thể u cầu Tồ án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.
Trong các trường hợp trên nguyên đơn chọn Tồ án nào thì tồ án đó có thẩm quyền giải quyết vụ án189.
Tuy nhiên trong trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án