Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 38)

- Văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản của chính HĐND, UBND đã ban hành

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên mơn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Theo quy định hiện hành, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản QPPL; kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; ni con ni có yếu tố nước ngồi; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, một trong các chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh là kiểm tra văn bản. Trong công tác kiểm tra văn bản, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

- Giúp HĐND, UBND cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;

- Giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành.

- Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của HĐND hoặc quyết định, chỉ thị của UBND; các

văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ban hành.

- Giúp UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản: Quy định cụ thể quy chế kiểm tra, xử lý văn bản tại địa phương; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản ở địa phương; Đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở địa phương; Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội thi về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của địa phương; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra văn bản; Phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản tại địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra văn bản; Tổ chức mạng lưới thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản; Khen thưởng, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản ở địa phương mình; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và đề nghị HĐND, UBND cấp tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 38)