Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

- Văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản của chính HĐND, UBND đã ban hành

2.2.1. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh có đặc thù riêng so với các tỉnh khác là được chia tách từ tỉnh Hà Bắc (cũ), vì thế phát sinh nhu cầu ban hành các loại văn bản QPPL trên tất cả các lĩnh vực nhằm thiết lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục hành chính, phân cấp mạnh cho các ngành và địa phương, đồng thời quy định trách nhiệm của từng công chức và quy chế phối hợp giữa các cơ quan khi giải quyết các yêu cầu của công dân, công bố cho mọi người biết để thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bắc Ninh chú trọng việc thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của đảng, pháp luật của nhà nước vào điều kiện cụ thể của Bắc Ninh, phát huy các lợi thế của địa phương. Điều đó địi hỏi phải nâng cao chất lượng văn bản của tỉnh; phải đổi mới việc xây dựng dự kiến chương trình; đổi mới trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản; đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp ở từng khâu cụ thể; từng bước đưa cơng tác này dần đi vào nề nếp, có chất lượng.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản QPPL để quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Văn bản do tỉnh ban hành đã góp phần

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trọng tâm xác định rất rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các bộ phận tham mưu, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn trong việc bảo đảm chất lượng văn bản trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh. Cụ thể :

- Từ năm 1997 đến 2004, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành được 422 văn bản QPPL;

- Từ năm 2005 đến hết tháng 11 năm 2012 đã ban hành 753 văn bản QPPL, trong đó: năm 2005: 85 văn bản; năm 2006: 94 văn bản; năm 2007: 73 văn bản; năm 2008: 134 văn bản; năm 2009: 72 văn bản; năm 2010: 98 văn bản; năm 2011: 98 văn bản và năm 2012: 99 văn bản.

Có thể khái quát những kết quả về chất lượng văn bản QPPL ở tỉnh Bắc Ninh như sau:

Một là, các văn bản QPPL của tỉnh đã tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến nền

kinh tế - xã hội địa phương, đến sự phát triển địa phương về mọi mặt, góp phần tổ chức đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương và duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trật tự pháp luật, phù hợp với quy luật khách quan, với chi phí bỏ ra hiệu quả nhất. Các văn bản ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của kinh tế-xã hội ở địa phương, phù hợp với thực tế khách quan, hạn chế được sự chủ quan, duy ý chí và có tính khả thi, được thực tiễn chấp nhận.

Hai là, các văn bản đã đạt được mục tiêu là phản ánh chính xác ý chí,

nguyện vọng, lợi ích, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể, nội dung bảo đảm tôn trọng quy luật khách quan, loại bỏ sự lồng ghép ý chí chủ quan, lợi ích cục bộ của địa phương, cấp dưới, đơn vị, ngành và của các chủ thể khác. Nội dung, hình thức của các văn bản bảo đảm tính khoa học, tính dự báo, hạn chế bớt được tính giáo điều, kinh nghiệm; thông qua tổng kết thực tiễn để từ đó hoạch định chính sách, chủ

trương, các giải pháp trong các văn bản sát đúng thực tế, xử lý đúng các nhu cầu và lợi ích của xã hội, của cộng đồng ở địa phương.

Ba là, các văn bản đã kịp thời cụ thể hóa và thực hiện các văn bản của cơ

quan nhà nước cấp trên; quyết định các biện pháp, chủ trương quan trọng để phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển địa phương; quyết định các vấn đề đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực; phân chia địa giới hành chính của địa phương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành; tạo điều kiện để cán bộ và nhân dân trong tỉnh có điều kiện tiếp thu các chủ trương của đảng và pháp luật của nhà nước, tham gia vào công tác quản lý nhà nước ở địa phương; thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)