- Tình hình kiểm tra văn bản từ năm 2005 đến năm
2.3.2.1. Những hạn chế trong công tác kiểm tra văn bản
Công tác kiểm tra văn bản đã được địa phương quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách tồn diện như: bố trí cán bộ, cơng chức có năng lực, phẩm chất làm công tác kiểm tra văn bản; đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản từng bước được củng cố và kiện tồn; kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho
công tác kiểm tra văn bản đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, bênh cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất, việc gửi văn bản để kiểm tra còn thực hiện chưa đầy đủ, chậm so với quy định
Nhiều cơ quan ban hành văn bản khơng gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc có gửi nhưng gửi muộn hơn so với quy định trên. Việc gửi văn bản đúng quy định sẽ giúp cho cơ quan kiểm tra có điều kiện kiểm tra và phát hiện sớm văn bản có dấu hiệu trái pháp luật và như vậy, sẽ có kiến nghị sớm giúp cho việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ được tiến hành khẩn trương, làm giảm tác động tiêu cực của văn bản đến đối tượng chịu sự điều chỉnh.
Thứ hai: Việc kiểm tra theo chuyên đề cịn nhiều khó khăn, hạn chế.
Thứ ba: Các cơ quan kiểm tra đã phát hiện nhiều văn bản trái pháp luật, tuy nhiên, việc xử lý dứt điểm văn bản trái pháp luật cịn rất khiêm tốn.
Chúng ta có thể nhìn vào bảng thống kế sau đây để có thể dễ dàng đánh giá:
Năm Số văn bản có dấu hiệutrái pháp luật Số văn bản xử lý Tỷ lệ %
2005 12 02 16,7% 2006 09 01 11% 2007 11 01 9% 2008 08 02 25% 2009 06 03 50% 2010 08 02 25% 2011 53 16 30,2% 2012 74 23 31%
Như vậy, nhìn vào số liệu thống kê số văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật và số văn bản xử lý, chúng ta có thể thấy kết quả đạt rất thấp.
Thứ tư: Còn nhiều đơn vị chưa thực hiện nghiêm việc tự kiểm tra, xử lý văn bản khi nhận được thơng báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đã được thực hiện tương đối kịp thời và đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số
40/2010/NĐ-CP (trước đây là Nghị định số 135/2003/NĐ-CP). Đối với những văn bản sai căn cứ ban hành hoặc thể thức, kỹ thuật trình bày mà khơng ảnh hưởng đến nội dung của văn bản, Sở Tư pháp thường xuyên nhắc nhở, rút kinh nghiệm chung thông qua các buổi làm việc cũng như tại các Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho tổ chức pháp chế các Sở, ngành và các Phòng Tư pháp cấp huyện. Đối với những văn bản sai nội dung hoặc sai thẩm quyền, đã tổ chức trao đổi, thảo luận với các đơn vị, cơ quan có liên quan và có thơng báo kiểm tra yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật tự kiểm tra, xử lý theo quy định. Đa số các cơ quan nhận được thông báo kiểm tra đều đã có văn bản trả lời, trong đó có đưa ra hướng khắc phục, xử lý đối với văn bản trái pháp luật do mình ban hành.
Bên cạnh đó, vẫn có đơn vị, địa phương, khi nhận được thông báo văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của Sở Tư pháp đã không kịp thời chỉ đạo tổ chức tự kiểm tra, xử lý và gửi kết quả xử lý theo đúng quy định.
Thứ năm: Việc kiểm tra văn bản chủ yếu được thực hiện tại cơ quan Sở Tư pháp, các tổ chức pháp chế Sở, ngành, tư pháp cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện tốt công tác này.
Thứ sáu: Việc gửi báo cáo công tác kiểm tra văn bản của các Sở, ngành và UBND cấp huyện về công tác kiểm tra văn bản cịn chậm, thậm chí có đơn vị khơng gửi báo cáo theo đúng quy định.
Bên cạnh việc thực hiện tốt chế độ báo cáo công tác kiểm tra văn bản của một số đơn vị, vẫn còn một số Sở, ngành và địa phương khơng có báo cáo hoặc báo cáo chậm trễ, báo cáo không theo đúng yêu cầu (được quy định cụ thể tại Thông tư 08 của Bộ Tư pháp) như thiếu thơng tin, số liệu cịn chung chung chưa đầy đủ đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, nắm bắt tình hình đề xuất kịp thời các biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai cơng tác kiểm tra văn bản tại địa phương cũng như đối với Sở Tư pháp trong việc tổng hợp, báo cáo lên Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.