Xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan làm công tác kiểm tra văn bản của tỉnh

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 91)

- Tình hình kiểm tra văn bản từ năm 2005 đến năm

3.3.1. Xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan làm công tác kiểm tra văn bản của tỉnh

văn bản của tỉnh

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ, tồn diện và có hiệu quả cơng tác kiểm tra văn bản, việc xây dựng, kiện tồn Phịng Kiểm tra văn bản của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và cán bộ tư pháp cấp xã với chức năng giúp chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý nhà nước về kiểm tra, xử lý văn bản là hết sức cần thiết. Cần phải xây dựng, kiện toàn, củng cố tạo nên một hệ thống thống nhất từ tỉnh đến xã.

Theo đó, các cơ quan kiểm tra văn bản trong hệ thống hành chính cần phải được tổ chức theo một cơ cấu thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ về chuyên môn nghiệp vụ. Các chuyên viên thực hiện công tác kiểm tra văn bản phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan về văn bản đã kiểm tra.

cơ quan hành chính cũng phải tiến hành đồng bộ với cơ quan thực hiện quyền giám sát, xử lý văn bản. Trong đó, phân cơng rõ về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản do HĐND, UBND ban hành.

Vì thế, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế của cơ quan kiểm tra văn bản. Theo quy định, cơng tác kiểm tra văn bản phải có cơng chức chun trách, do đó, cần quan tâm củng cố tổ chức và kịp thời tăng cường biên chế cho công tác này. Trong khi chưa bổ sung, bố trí được biên chế, cần thực hiện điều chuyển cán bộ trong nội bộ, tạo điều kiện để bộ phận làm cơng tác pháp chế có thể triển khai thực hiện đồng bộ các mặt cơng tác chuyên môn, nghiệp vụ; cần chủ động hơn trong việc phân bổ biên chế trong tổng biên chế được giao, bố trí đủ biên chế có năng lực phục vụ cho cơng tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL. Chú ý củng cố kiện tồn tổ chức, biên chế tại Phịng Kiểm tra văn bản Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Bên cạnh đó, cần phải có sự phân cơng cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện kiểm tra văn bản theo lĩnh vực, địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý đội ngũ Cộng tác viên... để công tác kiểm tra được thực hiện có hiệu quả.

Để có thể hồn thành nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định, tương ứng với từng vị trí cơng tác. Do vậy, cần có quy hoạch cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế được giao; cần có dự kiến để sắp xếp, điều chỉnh lại đội ngũ cán bộ, công chức hiện có cho hợp lý, khoa học hơn; chú trọng đến việc tạo nguồn, đảm bảo tính kế thừa, tránh sự tùy tiện dẫn tới sự hụt hẫng trong công tác cán bộ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra văn bản.

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w