Đặc điểm của thực hiện pháp luật về kiểm tra văn bản

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 28)

- Văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản của chính HĐND, UBND đã ban hành

1.2.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về kiểm tra văn bản

Hoạt động THPL về kiểm tra văn bản là một trong những nội dung cụ thể

của THPL cho nên nó cũng có những đặc điểm chung, đó là: THPL là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ pháp luật, trong đó chủ thể của các quan hệ pháp luật phải thực hiện hành vi phù hợp với quy định của pháp luật; THPL là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, không trừ một ngoại lệ nào; THPL là một phạm trù pháp lý đa dạng, phức tạp, biểu hiện trong quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật; mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực. Bên cạnh những đặc điểm chung, THPL về kiểm tra văn bản cịn có những đặc điểm riêng, bao gồm:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện quyền kiểm tra văn bản

- Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra văn bản: Theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, thì chủ thể có thẩm quyền kiểm tra văn bản gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các cấp; Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; Trưởng Ban Pháp chế của HĐND; Giám đốc Sở Tư pháp; Trưởng phịng Tư pháp; cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

- Chủ thể ban hành văn bản thuộc đối tượng kiểm tra gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các cấp; Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Ngồi hai nhóm chủ thể cơ bản, quan trọng trên, thì những người là Cộng tác viên kiểm tra văn bản cũng là chủ thể THPL về kiểm tra văn bản.

Ngồi ra, tổ chức, cá nhân cũng có thể là chủ thể THPL về kiểm tra văn bản khi họ phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc những văn bản có chứa QPPL và thơng báo, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản.

Thứ hai, về phạm vi đối tượng của kiểm tra văn bản

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khơng phải tất cả các văn bản QPPL đều là đối tượng của hoạt động kiểm tra, mà chỉ những văn bản sau: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Nghị quyết của HĐND; quyết định, chỉ thị của UBND; Văn bản có chứa QPPL nhưng khơng được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do cơ quan, người khơng có thẩm quyền tại địa phương ban hành.

Thứ ba, về nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra bao gồm: căn cứ ban hành; thẩm quyền ban hành; nội dung và trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Từ những nội dung trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của THPL về kiểm tra văn bản: THPL về kiểm tra văn bản mang tính quyền lực nhà nước. Việc kiểm tra văn bản phải do chủ thể là cơ quan cơng quyền có thẩm quyền riêng được pháp luật quy định. Trong việc kiểm tra văn bản cơ quan kiểm tra độc lập với cơ quan ban hành văn bản. Tính độc lập này giúp cơ quan kiểm tra có thể chủ động thực hiện quyền kiểm tra đối với bất kỳ một văn bản nào thuộc thẩm quyền kiểm tra của mình. Việc kiểm tra văn bản khơng chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá mà còn kết luận, xử lý vụ việc, đưa ra những kiến nghị để sửa chữa kịp thời, sớm khắc phục hậu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế XHCN và kỷ luật, kỷ cương tuân thủ pháp luật đối với chính các cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w