Quy trình kiểm tra văn bản của Sở Tư pháp

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 57)

- Đề xuất hình thức xử lý văn bản có chứa QPPL do người khơng có thẩm

2.2.2.8. Quy trình kiểm tra văn bản của Sở Tư pháp

Trong cơng tác kiểm tra văn bản, quy trình kiểm tra rất quan trọng. Quy trình kiểm tra là một chỉnh thể khép kín, gồm nhiều khâu, nhiều bước, từ việc gửi, nhận, tổ chức kiểm tra và kiến nghị xử lý văn bản. Quy trình kiểm tra mà hợp lý, khoa học sẽ giúp cho người kiểm tra thực hiện việc kiểm tra được nhanh chóng, hiệu quả và đạt chất lượng cao. Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và thực hiện hiệu quả Quy trình kiểm tra, xử lý văn bản gồm các bước:

Thứ nhất, quy trình tự kiểm tra

Việc tự kiểm tra được Sở Tư pháp thực hiện thường xuyên, theo đó các văn bản QPPL do cấp tỉnh sau khi ban hành đều gửi đến Sở Tư pháp để tự kiểm tra. Quy trình tự kiểm tra của Sở Tư pháp được thực hiện theo Quy trình ISO-9001- 2000 phiên bản 2008:

- Khi phát hành văn bản QPPL, HĐND, UBND tỉnh gửi văn bản đến Sở Tư pháp để tự kiểm tra;

- Văn thư Sở Tư pháp tiếp nhận văn bản đến, đăng ký vào sổ, trình Chánh văn phịng chuyển Giám đốc Sở xử lý;

- Văn bản kiểm tra được gửi đến phịng chun mơn (Phịng Kiểm tra văn bản); - Chuyên viên Phòng Kiểm tra văn bản vào Sổ đăng ký cơng văn đến, chuyển Lãnh đạo Phịng xử lý;

- Lãnh đạo Phịng xem xét văn bản kiểm tra và giao cơng chức của Phịng tiến hành kiểm tra văn bản;

- Cơng chức được giao đăng ký vào Sổ Kiểm tra và thực hiện việc kiểm tra, lập Hồ sơ kiểm tra gồm: Báo cáo kiểm tra, Văn bản được kiểm tra, Phiếu kiểm

tra(nếu có), các tài liệu có liên quan; cơng chức thực hiện việc kiểm tra phải ghi rõ ngày tháng năm kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên vào góc phải trên cùng, trang đầu tiên của văn bản:

+ Nếu văn bản khơng có sai phạm thì lập Hồ sơ trình Lãnh đạo Phịng kiểm tra, trình Lãnh đạo Sở phê duyệt kết quả kiểm tra.

+ Nếu phát hiện văn bản có dấu hiệu sai phạm thì lập Phiếu Kiểm tra(theo mẫu) và Dự thảo Thông báo cho cơ quan dự thảo văn bản phối hợp tự kiểm tra; Sở Tư pháp tiến hành làm việc với đơn vị dự thảo văn bản và các cơ quan liên quan, lấy ý kiến chuyên gia, thống nhất kết quả kiểm tra và biện pháp xử lý; Dự thảo văn bản trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Vào Sổ theo dõi và đôn đốc xử lý thường xuyên.

Thứ hai, quy trình kiểm tra văn bản theo thẩm quyền:

Quy trình kiểm tra theo thẩm quyền của Sở Tư pháp được thực hiện theo Quy trình ISO-9001-2000 phiên bản 2008:

Phịng Kiểm tra văn bản của Sở Tư pháp mở Sổ văn bản đến để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản được gửi đến để kiểm tra.

Lãnh đạo Phòng phân công các chuyên viên chuyên trách, cộng tác viên tiến hành kiểm tra văn bản. Người được phân cơng kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật để xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra.

Người được phân công kiểm tra văn bản phải ký tên và ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra (để xác nhận việc kiểm tra, thời điểm kiểm tra) và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra.

Khi phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý thông qua “Phiếu kiểm tra văn bản”.

Tùy theo mức độ, nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành văn bản, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất: Xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật với các hình thức: đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Trường hợp văn bản được kiểm tra chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện việc đính chính đối với những sai sót đó; Xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người kiểm tra văn bản cũng đề xuất việc xem xét, xử lý trách nhiệm nói trên đối với cán bộ, cơng chức trong q trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.

Sau khi lập phiếu kiểm tra, người kiểm tra văn bản phải lập “Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật” và trình lãnh đạo Sở Tư pháp.

Hồ sơ bao gồm: Văn bản được kiểm tra, văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, phiếu kiểm tra văn bản và các tài liệu có liên quan khác (nếu có).

Lãnh đạo Sở Tư pháp ra văn bản thông báo theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để thơng báo nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản được kiểm tra để cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý, thơng báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.

Văn bản thơng báo có các nội dung cơ bản sau đây: Tên văn bản được kiểm tra; tên và nội dung văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn

bản được kiểm tra; yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp khi kiểm tra phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra, mâu thuẫn, chồng chéo, khơng cịn phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành hoặc khơng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thì trong văn bản thơng báo, cũng kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản đó nghiên cứu, rà sốt xử lý các nội dung khơng cịn phù hợp đó theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Sở Tư pháp khơng nhất trí với kết quả xử lý hoặc cơ quan có văn bản trái pháp luật khơng thơng báo kết quả xử lý theo quy định thì Sở báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tiếp theo quy định.

Hồ sơ báo cáo gồm có: Báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; phiếu kiểm tra văn bản; ý kiến của các cơ quan (nếu có); các cơng văn thơng báo của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thơng báo kết quả tự kiểm tra, xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan.

Phịng Kiểm tra văn bản Sở Tư pháp mở “Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản của các cơ quan

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w