Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra văn bản của địa phương

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)

- Tình hình kiểm tra văn bản từ năm 2005 đến năm

3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra văn bản của địa phương

Sau khi Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 ra đời (có hiệu lực ngày 01/01/2009) thì một số quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP khơng cịn phù hợp với thực tiễn nên cần phải sửa đổi sớm để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Việc thống nhất ở tầm văn bản Luật sẽ đưa cơng tác ban hành văn bản QPPL nói chung và cơng tác soạn thảo, thẩm định và thông qua văn bản QPPL ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng đi vào nề nếp.

Việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL đặc biệt là công tác kiểm tra văn bản của các các cơ quan ở địa phương theo hướng trên sẽ tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành được thuận lợi có hiệu quả hơn.

3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra văn bản củađịa phương địa phương

Thứ nhất, UBND tỉnh Bắc Ninh sớm có quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc phối hợp tự kiểm tra văn bản trái pháp luật.

Hiện nay, tỉnh chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan như: cơ quan soạn thảo văn bản, cơ quan Tư pháp, Văn phòng UBND trong việc phối hợp tự kiểm tra và tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND hướng xử lý văn bản trái

pháp luật. Do vậy, trong thời gian tới, Tỉnh nên sớm ban hành quy định này để thúc đẩy chất lượng công tác kiểm tra văn bản trên địa bàn.

Thứ hai, quy định cụ thể về thời hạn kiểm tra văn bản

Hoạt động thẩm định văn bản đã có quy định cụ thể thời hạn thẩm định một dự thảo văn bản, qua đó, địi hỏi cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định nghiêm túc, khẩn trương để bảo đảm thời hạn quy định.

Trên thực tế, tại Sở Tư pháp vẫn cịn có văn bản đã kiểm tra nhưng không phát hiện nội dung trái pháp luật, chỉ khi văn bản được thực hiện mới phát hiện nội dung trái pháp luật và cơ quan kiểm tra mới tiếp tục vào cuộc. Do đó, quy định cụ thể thời hạn kiểm tra một văn bản là cần thiết. Ngoài ra, để bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm tra văn bản, thì Tỉnh cần quy định cụ thể trình tự, thủ tục kiểm tra cho phù hợp, trong đó, cần quy định thời hạn cho các cơng đoạn như: nhận văn bản kiểm tra; giao kiểm tra; tổ chức kiểm tra; tổ chức xin ý kiến chuyên gia (nếu văn bản có dấu hiệu trái pháp luật); Thơng báo kiểm tra…

Thứ ba, sửa đổi quy định theo hướng tăng thẩm quyền cho cơ quan kiểm tra văn bản trong việc kiểm tra văn bản trái pháp luật.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan kiểm tra phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật gửi Thơng báo cho cơ quan ban hành văn bản tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo về việc văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó và thơng báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản. Hết thời hạn xử lý nêu trên, nếu cơ quan, người đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không tự kiểm tra, xử lý hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản khơng nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan, người đã ban hành văn bản thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với văn bản đó phải báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý theo quy định.

Việc quy định như trên đã làm giảm hiệu quả xử lý văn bản của cơ quan kiểm tra. Theo chúng tôi, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác kiểm tra,

xử lý văn bản thì cần thiết phải tăng thẩm quyền cho cơ quan kiểm tra như quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản có thể ra văn bản tạm đình chỉ hiệu lực của văn bản trái pháp luật, sau đó, kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xử lý như đình chỉ, hủy bỏ…như chức năng kiểm sát chung trước kia của Viện Kiểm sát nhân dân.

Thứ tư, cần hồn thiện các quy định có liên quan đến hoạt động kiểm tra văn bản

- Ban hành văn bản quy định quy trình rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL; xây dựng văn bản hướng dẫn về quản lý và hoạt động của Cộng tác viên kiểm tra văn bản, nhằm thống nhất công tác tổ chức và quản lý đội ngũ Cộng tác viên, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan kiểm tra tiến hành đồng bộ; tiếp tục hồn thiện văn bản quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước; nghiên cứu, từng bước xây dựng tiêu chuẩn chức danh Kiểm tra viên kiểm tra văn bản, xây dựng cơ chế, chính sách đối với kiểm tra viên;

- Về khái niệm văn bản QPPL, mặc dù “đa số các luật gia cho rằng khó

có thể quy định cụ thể hơn định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 1 Luật ban hành văn bản QPPL”, nhưng “định nghĩa này vẫn chưa thỏa mãn những người là công tác thực thi pháp luật”. Vì thế, theo tác giả, cần phải tiếp

tục nghiên cứu để đưa ra khái niệm cụ thể hơn, giúp cho hoạt động soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL được thuận lợi. Trong khi, chưa đưa ra được một khái niệm chính xác, cần tiếp tục mở rộng phạm vi cụ thể các loại văn bản không phải là văn bản QPPL tại Điều 2 Nghị định 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

- Cần quy định rõ, cụ thể hơn về kiểm tra, xử lý các văn bản khơng có đầy đủ yếu tố của văn bản QPPL: Muốn vậy, phải có cơ sở phân định rõ văn bản có đầy đủ và khơng đầy đủ yếu tố của văn bản QPPL để áp dụng hình thức xử lý cho phù hợp, theo tác giả: về đối tượng kiểm tra và xử lý văn bản QPPL chỉ nên là các văn bản QPPL (văn bản có đầy đủ các yếu tố như Luật định) còn các văn

bản khác, kể cả văn bản có chứa QPPL nhưng khơng tn thủ quy định của Luật thì đều bị bãi bỏ ngay mà không cần thiết phải kiểm tra, xử lý. Làm như vậy, vừa bảo đảm tính pháp chế, tính hiệu lực của Luật, vừa không tốn thời gian, công sức, lại vừa đảm bảo xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khả thi.

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w