Chất lượng hệ thống pháp luật về kiểm tra văn bản

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 34)

- Văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản của chính HĐND, UBND đã ban hành

1.2.4.1. Chất lượng hệ thống pháp luật về kiểm tra văn bản

Chất lượng của hệ thống pháp luật về kiểm tra văn bản là một trong những bảo đảm quan trọng cho việc THPL và ADPL về kiểm tra văn bản đạt được kết cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hóa các quy định pháp luật về kiểm tra văn bản trong đời sống xã hội.

Hiện nay, hệ thống văn bản QPPL về kiểm tra văn bản, gồm: Hiến pháp 1992; Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008, Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND; Luật Tổ chức HĐND và UBND; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL; Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cơng tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của

Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.... Đây là những cơ sở pháp lý để THPL về kiểm tra văn bản. Muốn THPL có hiệu quả, hệ thống pháp luật này cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản:

- Tính hợp hiến của văn bản bản: thể hiện ở chỗ các văn bản QPPL nói chung khơng chỉ phù hợp với quy định của Hiến pháp mà còn phải phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp, bởi lẽ, ngôn ngữ của các Hiến pháp nói chung thường cơ đọng, xúc tích, mang tính định hướng và là nền tảng để các đạo luật của Quốc hội thể hiện chi tiết.

Bên cạnh việc tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các văn bản QPPL phải bảo đảm tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Nguyên tắc này tồn tại song song với nguyên tắc văn bản QPPL do các cơ

quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Tính tồn diện, đồng bộ: thể hiện ở chỗ từng QPPL có cấu trúc chặt chẽ, mỗi chế định pháp luật có các QPPL cần thiết để điều chỉnh; thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết các văn bản hay các QPPL về kiểm tra văn bản QPPL có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ điều kiện để có thể tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.

- Tính thống nhất: trước hết văn bản do cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với các văn bản QPPL khác của chính cơ quan ban hành văn bản đó, văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới không mâu thuẫn với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên bàn hành. Tính thống nhất cịn thể hiện ngay trong chính văn bản, nghĩa là thống nhất giữa nội dung với hình thức của văn bản; thống nhất giữa các nội dung trong cùng một văn bản.

- Sự phù hợp của pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng, phù hợp với điều kiện chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương.

- Sự tương thích của pháp luật với các cơng cụ điều chỉnh xã hội khác. Ngoài ra, chất lượng của hệ thống pháp luật tốt còn cần phải đáp ứng yêu cầu về

thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và cịn phải phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia...

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w