Xây dựng, ban hành Quy trình kiểm tra văn bản

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 84)

- Tình hình kiểm tra văn bản từ năm 2005 đến năm

3.1.6. Xây dựng, ban hành Quy trình kiểm tra văn bản

Hiện nay, trong hoạt động kiểm tra văn bản chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Trên cơ sở các quy định hiện hành và thực tiễn của công tác kiểm tra và xử lý văn bản, chúng tôi tổng hợp và khái quát về mặt lý luận các giai đoạn kiểm tra, xử lý văn bản như sau:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận văn bản để kiểm tra

Theo quy định của pháp luật hiện hành có ba loại văn bản thuộc đối tượng được kiểm tra đó là: Văn bản QPPL, văn bản có chứa QPPL nhưng khơng được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL và văn bản do cơ quan khơng có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL ban hành. Tương ứng với mỗi loại văn bản trên có cách tiếp nhận để kiểm tra là khác nhau.

Đối với văn bản QPPL pháp luật của chính quyền địa phương: HĐND,

UBND các cấp sau khi ban hành, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản, phải gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định sau:

- Văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh gửi đến Cục Kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực.

- Văn bản của HĐND, UBND cấp huyện gửi đến Sở Tư pháp. - Văn bản của HĐND, UBND cấp xã gửi đến Phòng Tư pháp.

Đối với những văn bản có chứa QPPL nhưng khơng được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL và văn bản do cơ quan khơng có thẩm quyền ban hành

văn bản QPPL ban hành, thì việc kiểm tra được HĐND, UBND các cấp kiểm

tra, xử lý hủy bỏ khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng và của cá nhân công dân Việt Nam, người nước ngồi.

u cầu, kiến nghị, khiếu nại đó có thể bằng cách trình bày trực tiếp, gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thơng qua báo chí, các phương tiện thơng tin đại chúng hoặc gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển cho cơ quan kiểm tra văn bản.

Trong trường hợp cán bộ, công chức của các cơ quan kiểm tra văn bản tiến hành rà soát văn bản, tổ chức kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực hoặc tiến hành các hoạt động kiểm tra văn bản khác mà phát hiện các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thì cũng phải có trách nhiệm xem xét, xử lý.

Khi nhận được văn bản hoặc yêu cầu, Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở "Sổ văn bản đến" để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản được gửi đến để kiểm tra.

Giai đoạn 2: Kiểm tra

Khi nhận được văn bản, lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản phân công cho các chuyên viên chuyên trách, cộng tác viên tiến hành kiểm tra văn bản.

Người được phân công kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra văn bản theo 5 nội dung của kiểm tra: Căn cứ pháp lý cho việc ban hành; thẩm quyền ban hành; nội dung phù hợp với quy định của pháp luật; thể thức và kỹ thuật trình bày; thủ tục xây dựng, ban hành và đăng công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản. Người kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với cơ sở pháp lý để xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra.

Người được phân công kiểm tra văn bản phải ký tên vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra để xác nhận việc kiểm tra và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra.

Giai đoạn 3: Xử lý văn bản

Không phải mọi văn bản văn bản QPPL đều qua giai đoạn xử lý, sau giai đoạn kiểm tra, mà chỉ khi phát hiện có nội dung trái pháp luật thì văn bản đó mới được xem xét xử lý theo quy định. Trình tự xử lý được thực hiện như sau:

- Khi phát hiện nội dung văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra phải có báo cáo về kết quả kiểm tra thơng qua "Phiếu kiểm tra

văn bản". Tại phiếu kiểm tra văn bản nêu rõ nội dung trái pháp luật của văn bản

được kiểm tra, cơ sở pháp lý để kiểm tra và đề xuất hướng xử lý nội dung trái pháp luật, các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành, thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra và đề xuất hướng xử lý trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.

- Sau khi lập phiếu kiểm tra văn bản, người kiểm tra văn bản phải lập "Hồ

sơ văn bản có nội dung trái pháp luật" và trình lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn

bản. Lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản tổ chức thảo luận, trao đổi thống nhất về nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản được kiểm tra và ra thông báo để cơ quan ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật và thông báo kết quả xử lý bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra văn bản.

Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật khơng xử lý trong thời hạn quy định hoặc người có thẩm quyền kiểm tra văn bản khơng nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, thì người có thẩm quyền kiểm tra báo cáo, đề nghị người có thẩm quyền xử lý tiến hành xử lý theo quy định về thẩm quyền xử lý.

Ví dụ: Trường hợp Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phịng Tư pháp khơng nhất trí với kết quả xử lý của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã thì báo cáo để Chủ tịch UBND cùng cấp tiến hành xử lý bằng các hình thức: Đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ văn bản trái pháp luật của UBND cấp dưới trực tiếp; Đình chỉ

việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ.

- Cơ quan kiểm tra văn bản cần mở "Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu

hiệu trái pháp luật" để theo dõi quá trình xử lý văn bản.

Giai đoạn 4: Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác kiểm tra văn bản

Nghị định số 40/2010/NĐ-CP đã quy định những hành vi vi phạm cụ thể của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản và cơ quan, người có văn bản được kiểm tra trong cơng tác kiểm tra văn bản. Do đó, mọi khiếu nại, tố cáo (nếu có) được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Giai đoạn 5: Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật

Theo quy định của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, kết quả xử lý văn bản trái pháp luật phải được công bố trên công báo, các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương theo quy định như sau:

- Quyết định xử lý của các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản ở cấp trung ương (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) về việc bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật phải được đăng công báo hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương;

- Nghị quyết của HĐND, quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện về việc bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Đối với các văn bản có chứa QPPL nhưng khơng được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL và văn bản do cơ quan khơng có thẩm quyền ban hành văn bản quan ban hành thì kết quả xử lý phải được gửi cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản bị hủy đã được gửi đến.

Hiện nay, trong quy định hiện hành không quy định cụ thể về mặt thời gian đối với việc công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, nhưng việc này

cần phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất sau khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật. Điều này là rất cần thiết, với mục đích để các đối tượng kịp thời nắm bắt được thơng tin, hạn chế hậu quả có thể xảy ra do việc thực hiện văn bản trái pháp luật đó.

Một phần của tài liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của sở tư phThực hiện pháp luật vềáp tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w