- Tình hình kiểm tra văn bản từ năm 2005 đến năm
3.2.1. Tăng cường sự phối hợp giữa công tác soạn thảo, thẩm định và thông qua của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh
thông qua của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Bắc Ninh
Để hoạt động kiểm tra văn bản được hiệu quả cần phải quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan phối hợp; tăng cường sự nhận thức, quan tâm của các cấp lãnh đạo; củng cố về tổ chức, tăng cường về biên chế và nâng cao trình độ chun mơn của cơng chức làm công tác kiểm tra.
Theo quy định hiện hành, cơ quan thẩm định phải bố trí chuyên viên tham gia vào việc chuẩn bị dự án, dự thảo làm cơ sở cho việc thẩm định. Cũng có ý kiến băn khoăn liệu cơ quan thẩm định (Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh) tham gia vào Tổ soạn thảo có làm mất đi tính khách quan, tính độc lập tương đối của ý kiến thẩm định? Tuy có những lý do nhất định và khơng thể hồn tồn phủ nhận ý kiến này, nhưng xét trong tổng thể, khơng thể vì lo ngại này mà rơi vào trạng thái cực đoan, cách ly, độc lập hoàn toàn cơ quan thẩm định với cơ quan chủ trì soạn dự án, dự thảo. Do vậy cần tiếp tục duy trì, tăng cường cơ chế này vì những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, mục đích chung, cuối cùng và cao nhất của cơ quan chủ trì soạn
thảo, cơ quan ban hành và cơ quan thẩm định là đưa ra được một văn bản QPPL tốt, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ và tính khả thi. Hồn tồn khơng có sự đối lập giữa lợi ích các cơ quan này trong quá trình ban
hành văn bản QPPL cho dù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có thể khác nhau. Cũng có trường hợp lợi ích cục bộ của ngành, cơ quan chủ trì muốn đưa vào dự án, dự thảo Quyết định, Chỉ thị những nội dung “có lợi” dù nội dung đó khơng đảm bảo các yêu cầu chung nêu trên, khi đó cơ quan thẩm định thực hiện chức năng thẩm định của mình sẽ phát hiện yêu cầu sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Như vậy duy trì cơ chế này không những đảm bảo được khách quan giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan mà còn hỗ trợ lẫn nhau để phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong dự thảo văn bản QPPL.
Thứ hai, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước là vừa
có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng vừa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm định cũng phải tuân theo nguyên tắc này, trong đó yêu cầu phối hợp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau sự phối hợp giữa các cơ quan còn tạo nên một cơ chế giám sát tự động lẫn nhau để đảm bảo tính khách quan cho hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL.
Thứ ba, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định (Sở Tư pháp tỉnh Bắc
Ninh) có những “mặt mạnh” riêng. Ở góc độ quản lý nhà nước chuyên ngành, không ai giỏi hơn cơ quan soạn thảo (cơ quan chuyên môn của UBND) và chúng ta đang thực hiện nguyên tắc: Văn bản thuộc ngành, lĩnh vực nào thì giao cho Bộ, ngành quản lý, lĩnh vực đó phụ trách; ở UBND các cấp là các cơ quan chun mơn. Ở góc độ đảm bảo tính pháp lý tức là tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, cách thức diễn đạt điều luật, câu chữ, ngơn ngữ pháp lý thì cơ quan thẩm định có thuận lợi hơn. Căn cứ vào đặc trưng của văn bản QPPL, sự phối hợp giữa hai cơ quan này trong q trình soạn thảo là cần thiết vì lợi ích chung, vì yêu cầu tăng cường pháp chế, trật tự kỷ cương của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Thứ tư, việc tham gia ngay từ đầu của cơ quan thẩm định vào q trình
soạn thảo khơng chỉ giúp cho việc soạn thảo dự án, dự thảo quyết định, Chỉ thị của UBND đảm bảo chất lượng, tiến độ mà quá trình này cũng đồng thời là sự chuẩn bị chủ động, tích cực cho việc kiểm tra chính thức sau khi văn bản QPPL được ban hành.
Vấn đề hiện nay Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh cần chú trọng là khắc phục sự lỏng lẻo trong quá trình phối kết hợp cả hai phía: phía cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như phía cơ quan thẩm định trong q trình soạn thảo văn bản QPPL của chính quyền địa phương. Cần có cơ chế để cơ quan thẩm định có cơ hội tham gia vào việc soạn thảo văn bản ngay từ đầu. Vì vậy, cần khẳng định ngay trong Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND về tính liên ngành của Tổ soạn thảo và một trong những thành viên bắt buộc là đại diện cơ quan thẩm định. Để công tác phối kết hợp có hiệu quả như mong muốn UBND tỉnh cần có văn bản QPPL quy định cụ thể, chi tiết về sự tham gia của đại diện cơ quan thẩm định nói riêng và Sở Tư pháp nói chung vào quá trình soạn thảo dự án, dự thảo quyết định, chỉ thị. Muốn quyết định, chỉ thị của mình thực sự có hiệu lực trên thực tế thì UBND tỉnh Bắc Ninh cần nâng cao nhận thức của các ngành, các chủ thể chủ trì xây dựng hoặc ban hành về ý nghĩa của cơng tác thẩm định. Cần thấy rằng, chỉ có thơng qua công tác thẩm định chất lượng các dự án, dự thảo mới được nâng cao; tính thống nhất của hệ thống pháp luật mới được đảm bảo, góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật; đồng thời qua đó xác định rõ được trách nhiệm của các chủ thể chủ trì xây dựng, ban hành, tham gia xây dựng văn bản và các chủ thể thực hiện nhiệm vụ thẩm định. Sự phối hợp tốt giữa các cơ quan tiến hành thẩm định với các cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nâng cao chất lượng dự thảo văn bản QPPL. Vì vậy, Sở Tư phỏp tỉnh Bắc Ninh khi tiến hành thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo như: cử người tham gia vào ban soạn thảo ngay từ khi dự thảo bắt đầu được soạn thảo...ngược lại cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần phối hợp tốt với cơ quan thẩm định để việc thẩm định được
tiến hành thuận lợi đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và thời hạn thẩm định. Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh cần trực tiếp theo dõi việc cơ quan soạn thảo giải thích, tiếp thu ý kiến thẩm định, theo dõi việc Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, xử lý ý kiến thẩm định, xử lý các ý kiến chưa thống nhất giữa các cơ quan ban ngành và nêu quan điểm của mình về việc thơng qua hoặc khơng thơng qua dự thảo văn bản. Mặc dù về nguyên tắc, cơ quan soạn thảo không bắt buộc phải tiếp thu các ý kiến trong báo cáo thẩm định mà chỉ nghiên cứu thấy hợp lý thì tiếp thu. Nhiều khi ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh đã không được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu để chỉnh lý dự thảo trước khi trình HĐND, UBND cho nên trong những trường hợp này, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh cần có cơng văn gửi cơ quan soạn thảo u giải trình rõ lý do khơng xem xét đến ý kiến của cơ quan thẩm định. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: với vai trị là cơ quan “gác cổng” giúp UBND về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống văn bản QPPL, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung cần có sự am hiểu hệ thống pháp luật hiện hành để phục vụ tốt cho công tác thẩm định. Do vậy, cơ quan soạn thảo nên tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định để có những chỉnh sửa cần thiết để dự thảo được hồn thiện và có tính khả thi trên thực tế.