Đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 104 - 110)

của Tòa án nhân dân tối cao

Việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán phải tiến hành đồng thời với việc đổi mới và củng cố bộ máy các cơ quan tư pháp nói chung, cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc, mối quan hệ trong cơng tác.

Trong đó chú trọng đổi mới và kiện tồn tổ chức bộ máy làm cơng tác cán bộ ở Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phải quan tâm chăm lo xây dựng, đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao, khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán, khơng rõ trách nhiệm, không nắm chắc cán bộ, Thẩm phán thuộc quyền quản lý. Vì vậy, trong thời gian tới phải nâng cao phẩm chất, trình độ kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ, tuyển chọn những người cơng tâm, trung thực, trong sáng, có uy tín, kinh nghiệm và trình độ chun mơn làm cơng tác cán bộ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chun mơn cơng tác cán bộ.

Đổi mới phong cách và phương pháp làm công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chú trọng tổng kết thực tiễn, từng bước xây dựng khoa học về công tác tổ chức cán bộ. Đảm bảo các điều kiện về vật chất, trang thiết bị để thực hiện công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay bao gồm nhiều nội dung liên quan đến đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhiều chế định pháp luật về hệ thống chính trị và cải cách tư pháp. Song trước yêu cầu cải cách tư pháp và tình hình kinh tế, xã hội ln có những biến chuyển khơng ngừng, việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán gồm nhiều nội dung cần được giải quyết và phải có một hệ giải pháp đồng bộ. Những quan điểm chỉ đạo, một số giải pháp được đề ra ở trên vừa mang tính cơ bản, vừa có tính cụ thể nhằm đáp ứng u cầu xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Các giải pháp nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống khơng thể tách rời, do đó trong tổ chức thực hiện phải tiến hành đồng bộ, nhất quán và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, nhất là đội ngũ cán bộ còn thiếu, cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc còn nghèo nàn, số lượng các vụ án phải giải quyết là khá lớn và ngày một tăng nhưng ngành Tòa án đã hồn thành tốt các chỉ tiêu cơng tác đề ra, đồng thời tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp như nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa, khẩn trương hồn thành việc giao thẩm quyền xét xử mới cho các Tòa án nhân dân cấp huyện, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp và tăng cường công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân. Hoạt động xét xử có nhiều tiến bộ, chất lượng được nâng lên…Những kết quả đạt được của ngành Tịa án nhân dân đã góp phần quan trọng bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, ngành Tịa án có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức; tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tội phạm về tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, giết người, cướp của, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các qui định về an tồn giao thơng… ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp; các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại, lao động và khiếu kiện hành chính phát sinh ngày một nhiều, với tính chất ngày càng phức tạp. Tình hình đó đặt ra cho ngành Tòa án những nhiệm vụ nặng nề. Bên cạnh đó, do nhiều ngun nhân, cơng tác xây dựng, củng cố, kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án, nhất là đội ngũ Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác xét xử; năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ Tòa án còn yếu, một số cịn vi phạm pháp luật, có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cơ sở vật chất, phương tiện và

trang thiết bị làm việc còn thiếu thốn, bất cập… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác của ngành.

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta trong thời gian tới là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp. Bên cạnh thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, trở ngại, vì vậy rất cần có sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, phải rất quan tâm và coi đó là nhiệm vụ chính trị của tồn hệ thống thì mới có thể thực hiện thành cơng nhiệm vụ quan trọng này.

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng trong sạch, vững mạnh chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong cơng tác xây dựng ngành, cần tập trung củng cố, kiện tồn có hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp. Trước mắt, cần khẩn trương có giải pháp để tuyển dụng đủ số biên chế và bổ nhiệm Thẩm phán cho Tòa án các cấp theo số lượng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, tiến tới xây dựng kế hoạch lâu dài, tồn diện về biên chế đáp ứng nhu cầu cơng việc của ngành. Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực chun mơn; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, lý luận chính trị và các kiến thức cần thiết khác cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật mới cho Hội thẩm nhân dân. Chủ động tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, làm tốt việc luân chuyển cán bộ, thử thách thực tế đối với những cán bộ thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý ở Tòa án các cấp. Về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cần chủ động xây dựng kế hoạch và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong việc bảo đảm trụ sở, phương tiện và trang thiết bị làm việc cho Tòa án

các cấp, nhất là đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, để đáp ứng việc thực hiện thẩm quyền xét xử, bảo đảm hiệu quả và chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.

Để đảm bảo cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án trong sạch, vững mạnh theo tinh thần cải cách tư pháp thì đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ Thẩm phán, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư pháp ở Việt nam hiện nay.

Vấn đề xây dựng đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao là vấn đề lớn, còn nhiều nội dung cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này mới chỉ giải quyết được một phần, làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w