Tòa án ở Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 54)

Về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở Cộng hòa Pháp, cần chú ý: Tòa án của Cộng hòa Pháp được chia làm hai hệ thống hoàn toàn tách biệt nhau, đó là hệ thống Tịa án hành chính có chức năng xét xử hành vi hành chính, văn bản hành chính, tranh chấp giữa cơ quan hành chính và tổ chức, cá nhân; và hệ thống Tịa án tư pháp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân, gia đình, lao động, kinh tế, thương mại…Thẩm phán Tịa án hành chính là các cơng chức hành chính được tuyển dụng và đào tạo theo các quy định riêng. Thẩm phán Tòa án tư pháp được tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định riêng. “Thẩm phán” được nói đến sau đây trong mục này có nghĩa là thẩm phán Tịa án tư pháp.

Thẩm phán được tuyển dụng, đào tạo thông qua thi cử và được bổ nhiệm theo quyết định của Tổng thống sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao. Xuất phát từ quan niệm của Pháp coi Thẩm phán là một loại nghề đặc biệt, nên việc bổ nhiệm Thẩm phán phải tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ như sau:

- Bổ nhiệm suốt đời, có nghĩa là về nguyên tắc, từ lúc bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu thì Thẩm phán khơng thể bị miễn nhiệm, trừ khi có hành vi vi phạm

pháp luật nghiêm trọng. Nguyên tắc này là nền tảng pháp lý đảm bảo cho Thẩm phán có được tính độc lập trong hoạt động của mình.

Để đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán, Cộng hòa Pháp thành lập Trường thẩm phán quốc gia. Trường thẩm phán quốc gia là một cơ quan hành chính sự nghiệp, đào tạo nghề Thẩm phán và bồi dưỡng cho các Thẩm phán đang cơng tác. Trường có Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chánh án Tòa phá án (Tòa án tối cao của Cộng hịa Pháp) và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị là Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa phá án. Giảng viên của Trường là những Thẩm phán được biệt phái đến giảng dạy trong thời hạn 3 năm và có thể kéo dài thêm 3 năm nữa. tùy theo nhu cầu, trường có thể mời các cộng tác viên đến từ các cơ quan tổ chức tham gia giảng dạy như: Tòa án, viện cơng tố, đồn luật sư, Bộ tư pháp…

Việc áp dụng thi tuyển Thẩm phán là một bước tiến rất lớn trong quá trình cải cách tư pháp của Cộng hịa Pháp. Cơ chế này đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng cho mọi cơng dân có nguyện vọng trở thành thẩm phán, đồng thời đảm bảo tuyển chọn được những người đáp ứng các yêu cầu cần thiết để trở thành thẩm phán. Một điểm đáng lưu ý là, học viên thi đỗ kỳ thi tuyển vào Trường thẩm phán quốc gia thì chắc chắn sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán nếu thi tốt nghiệp ra trường đạt yêu cầu. Khi được tuyển vào học tại Trường, học viên có quy chế gần như Thẩm phán, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được tham gia xét xử tại tòa án. Số lượng học viên được tuyển hàng năm dựa trên nhu cầu bổ sung Thẩm phán và khả năng ngân sách đào tạo.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w