Xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 80)

Việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay trước hết phải xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các Nghị quyết của Đảng về cán bộ và cơng tác cán bộ. Các quan điểm đó được thể hiện tập trung ở các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết Trung ương ba khóa VII; Nghị quyết Trung ương bảy khóa VIII; Nghị quyết năm, sáu khóa IX; Nghị quyết Trung ương chín khóa X…Đó là những cơ sở, luận cứ quan trọng để các ngành, các cấp thực hiện tốt cơng tác cán bộ. Do đó, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng Tòa án nhân dân tối cao cần quán triệt một số quan điểm sau:

3.1.1. Xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về tối cao phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh [5, tr.3].

Trước yêu cầu đổi mới của bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao trong sạch, có phẩm chất, năng lực nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tư pháp là một nội dung rất quan trọng và cấp thiết. Thực trạng công tác cán bộ thời gian qua cho thấy. Cơng tác tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan sai trong xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngồi có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp với quá trình đổi mới cơng tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w