Hiến pháp Hàn Quốc quy định: “Quyền tư pháp thuộc các tòa án bao gồm các Thẩm phán” (Điều 101, đoạn 1), và “Các tịa án gồm có: Tịa án tối cao là tòa án cao nhất của quốc gia và các tòa án khác ở các cấp được định rõ” (Điều 101, đoạn 2), và chi tiết hơn về tổ chức các tòa án do luật định.
Luật tổ chức tịa án quy định có 3 cấp tịa án, bao gồm: Các tịa án khu vực, các tòa án cấp cao và tịa án tối cao. Mỗi tịa án đều có chánh án, các thâm rphans và các cán bộ, cơng chức tịa án khác.
Tòa án tối cao bao gồm Chánh án Tòa án tối cao và 13 thẩm phán Tòa án tối cao. Một thẩm phán Tòa án tối cao được Chánh án Tòa án tối cao bổ nhiệm làm Trưởng Cơ quan hành chính Tịa án quốc gia để qn xuyến tồn bộ các vấn đề hành chính tư pháp dưới sự giám sát của Chánh án Tồ án tối cao. Trưởng Cơ quan hành chính tịa án quốc gia khơng xét xử và quyết định bất cứ vụ án nào trong nhiệm kỳ làm Trưởng Cơ quan hành chính tịa án quốc gia. Để giúp các thẩm phán Tòa án tối cao, một số các thẩm phán nghiên cứu có thể được bổ nhiệm trong số các thẩm phán của các Tòa án cấp cao hoặc các thẩm phán chủ tọa của Tòa án khu vực. Các thẩm phán nghiên cứu của
Tòa án tối cao kiểm tra các vụ án và tiến hành nghiên cứu. Ngồi ra , cịn có các cán bộ, cơng chức Tịa án khác.
Các công việc hành chính tư pháp quan trọng phải có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao. Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao là cơ quan cao nhất trong hành chính tư pháp. Hội đồng bao gồm tồn bộ các thẩm phán Tòa án tối cao do Chánh án Tòa án tối cao làm Chủ tịch. Nghị quyết của Hội đồng phải có trên 2/3 các thẩm phán Tịa án tối cao tham gia và đa số thành viên có mặt đồng ý. Chánh án Tịa án tối cao có một phiếu trong Nghị quyết, và là phiếu thắng trong trường hợp số phiếu cân bằng. Hội đồng thông qua Nghị quyết về việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án cấp dưới, ban hành hoặc sửa đổi quy chế và điều lệ Tòa án tối cao, tu chỉnh và xuất bản án lệ, đề nghị kinh phí, chi tiêu quỹ dự phịng, và những vấn đề đặc biệt quan trọng do chánh án Tòa án tối cao đưa ra Hội đồng.
Hiến pháp Hàn Quốc quy định tiêu chuẩn thẩm phán do luật định. Theo Luật tổ chức tòa án, các thẩm phán là những người đã thi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia và hồn thành chương trình đào tạo 2 năm ở Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp hoặc đã có đủ các điều kiện làm luật sư.
Chánh án và các thẩm phán Tòa án tối cao được bổ nhiệm trong số các thẩm phán, công tố viên, luật sư. Ứng cử viên Chánh án và thẩm phán Tòa án tối cao phải trên 40 tuổi, có kinh nghiệm cơng tác 15 năm trở lên ở các cơ quan nêu trên.
Chánh án Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự nhất trí của Quốc hội. Các thẩm phán khác của Tòa án tối cao cũng do Tổng thống bổ nhiệm theo giới thiệu của Chánh án Tịa án tối cao và sự nhất trí của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án tối cao là 6 năm không bổ nhiệm lại. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tòa án tối cao cũng là 6 năm và có thể làm nhiều nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của các thẩm phán khác là 10 năm và có thể bổ nhiệm
lại. Các thẩm phán phải rời nhiệm sở khi đến tuổi nghỉ hưu thậm chí nếu nhiệm kỳ của họ khơng còn. Chánh án Tòa án tối cao nghỉ hưu ở tuổi 70, các thẩm phán Tòa án tối cao nghỉ hưu ở tuổi 65, và các thẩm phán Tòa án cấp dưới nghỉ hưu ở tuổi 63. Để đảm bảo cho các thẩm phán không bị phụ thuộc vào bất cứ cơ quan nào khác của Nhà nước, thân phận cá nhân các thẩm phán được bảo đảm pháp lý như sau:
- Khơng thẩm phán nào có thể bị sa thải khỏi cơ quan, trừ bị quy lỗi hoặc hình phạt.
- Khơng thẩm phán nào có thể bị đình chỉ cơng tác, hạ lương hoặc kỷ luật, trừ khi bị kỷ luật bởi Hội đồng kỷ luật tư pháp được thành lập trong Tòa án tối cao. Các vấn đề về kỷ luật thẩm phán do luật định.
- Các hoạt động chính trị của thẩm phán bị giới hạn bởi chính sách duy trì tính trung lập chính trị của các cơng chức.
- Nếu thẩm phán không thể hồn thành nhiệm vụ do thể chất hoặc tâm thần, thì có thể bị rời khởi cơ quan theo luật định. Trong trường hợp này, Chánh án Tịa án tối cao có thể cho thẩm phán rời khỏi cơ quan.
Để đào tạo, bồi dưỡng cho các thẩm phán, Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp được Tòa án tối cao thành lập ngày 1/1/1971; là một cơng cụ của Tịa án tối cao giáo dục cả lý thuyết và thực hành cho những người đã thi đỗ Kỳ thi tư pháp quốc gia để vào nghề pháp lý, tương lai trở thành thẩm phán, công tố, luật sư và cung cấp cho các thẩm phán cơ hội được giáo dục cao cấp, được giúp đỡ việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý.