đạo đức, lối sống hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
3.2.7. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũThẩm phán Thẩm phán
- Về quản lý Thẩm phán
Quản lý chặt chẽ Thẩm phán là khâu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán, đồng thời là cơ sở để xác định kế hoạch, nội dung công việc và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân công giao nhiệm vụ cho Thẩm phán.
Để đội ngũ Thẩm phán phát huy tốt vai trò, năng lực của mình, lãnh đạo Tịa án nhân dân tối cao cần tăng cường cơng tác quản lý, nắm chắc Thẩm phán một cách toàn diện cả đức, tài và sức khỏe. Việc quản lý, kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo Thẩm phán nào tốt, giỏi về lĩnh vực gì, Thẩm phán nào yếu kém; nắm chắc thẩm phán nào hoàn thành nhiệm vụ, chưa hồn thành nhiệm vụ để có biện pháp giúp đỡ, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp…một cách kịp thời và phù hợp hơn. Không quản lý chặt chẽ đội ngũ Thẩm phán thì khơng thể bảo vệ tốt Thẩm phán, nhất là trong tình hình hiện nay.
Cơng tác quản lý Thẩm phán phải đảm bảo yêu cầu toàn diện, bao gồm quản lý chặt chẽ đội ngũ Thẩm phán cả về số lượng và chất lượng, nắm chắc từng người về các mặt: tư tưởng lập trường, trình độ năng lực, mối quan hệ trong công tác, ưu điểm, khuyết điểm, hồn cảnh gia đình…cả trong q khứ, hiện tại và triển vọng phát triển. Trong công tác quản lý thẩm phán hiện nay, phải gắn quản lý người với quản lý việc, xóa bỏ cách đánh giá đơn thuần chỉ dựa theo các tiêu thức trung gian (học vị, bằng cấp, tuổi tác, thâm niên công tác), song song với việc quản lý tại hồ sơ lý lịch, phải quản lý thông qua kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Gắn trách nhiệm quản lý Thẩm phán với trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng Thẩm phán. Phải
nắm chắc phẩm chất, năng lực và sức khỏe của từng Thẩm phán để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ một cách hợp lý, đồng thời lập hồ sơ cá nhân và thường xuyên bổ sung đầy đủ các mặt phát sinh của Thẩm phán.
Đi đôi với việc quản lý đội ngũ Thẩm phán, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng quy chế bắt buộc và chế độ khuyến khích để mỗi Thẩm phán phấn đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Về giáo dục, rèn luyện Thẩm phán
Giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ, thực hiện đúng lương tâm và trách nhiệm là đị hỏi có tính thường xun, liên tục đối với người cán bộ nói chung, người Thẩm phán nói riêng. Trong thời gian gần đây, trước sự phát triển của nền kính tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những mặt tích cực như: thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các nguồn lực được phát huy tối đa, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện…thì những ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường đã và đang nảy sinh những biểu hiện tiêu cực trong Đảng và trong xã hội. Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa khơng đủ trình độ, năng lực hồn thành nhiệm vụ” [6, tr.16]. Chính vì vậy, việc thường xun tăng cường giáo dục giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch là rất cần thiết và không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, đội ngũ Thẩm phán nói riêng. Để từ đó, mỗi Thẩm phán đứng vững được trước những cám dỗ vật chất tầm thường, bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật. Nếu khơng làm tốt cơng tác này thì Thẩm phán dễ trở thành người bao che cho những hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm nguyên tắc, kỷ cương…
Trước hết, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cần tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của cán bộ, Thẩm phán. Mặt khác, mỗi Thẩm phán phải tự rèn luyện nâng cao ý thức chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm kỷ luật của ngành, bởi có ý thức chính trị, có phẩm chất đạo đức, người Thẩm phán sẽ biết cách khắc phục khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ mà khơng thụ động, ỷ lại, đổ lỗi do khách quan.
Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục triển khai quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trong ngành Tòa án nhân dân nhằm nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trọng tâm là “làm theo” lời Bác Hồ đã dạy đối với người cán bộ Tịa án “Phụng cơng, Thủ pháp, Chí cơng, Vơ tư”.