giảm vì theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79- KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra thì hệ thống Tịa án nhân dân được tổ chức thành 4 cấp. Tòa án nhân dân tối cao thì có Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao, chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Việc nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử đòi hỏi cùng với việc nghiên cứu, đổi mới mơ hình tổ chức hệ thống Tịa án thì việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án đủ về số lượng; mạnh về chất lượng là yếu tố tiên quyết đảm bảo chất lượng hoạt động của ngành Tòa án nhân dân. Đồng thời việc quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, như xây dựng trụ sở làm việc, bổ sung điều kiện, phương tiện làm việc cho các Tòa án đảm bảo khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới là yêu cầu, điều kiện đảm bảo cần thiết.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng đội ngũ Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao phán Tòa án nhân dân tối cao
a) Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Tiêu chuẩn Thẩm phán được hiểu là điều kiện cần phải có của một người để họ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Trước hết, Thẩm phán là cán bộ, cơng chức nhà nước, vì vậy tiêu chuẩn để tuyển chọn một người làm Thẩm phán trước hết phải là những tiêu chuẩn của cán bộ, công chức nhà nước trong Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003. Tuy nhiên, do tính đặc thù của nghề nghiệp, Thẩm phán cịn phải thỏa mãn những điều kiện riêng theo quy định của Luật tổ chức
Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi thời kỳ có những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức phải có tiêu chuẩn trình độ, năng lực tương ứng. Trong điều kiện hiện nay, cần phải xây dựng đội ngũ Thẩm phán các cấp từ Trung ương đến cơ sở có phẩm chất, có năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong các giai đoạn phát triển của ngành Tịa án, tiêu chuẩn Thẩm phán cũng như quy trình để tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán luôn được chú trọng. Trong đó, tiêu chuẩn của Thẩm phán được xem xét dưới cả hai góc độ “đức” và “tài”. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và Điều 22 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tịa án nhân dân cịn phải có các điều kiện, tiêu chuẩn: Có trình độ Cao cấp lý luận chính trị (hoặc Cử nhân chính trị), có thành tích xuất sắc nhiều năm liền trong công tác và đảm bảo đủ độ tuổi bổ nhiệm ít nhất là một nhiệm kỳ (5 năm);
- Đối với nguồn của các đơn vị thuộc Tịa án nhân dân tối cao: Là cán bộ, cơng chức hiện đang giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên (thời gian giữ chức vụ trưởng phịng ít nhất là 5 năm) có triển vọng phát triển;
- Nguồn từ Tịa án nhân dân địa phương: Là Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh ít nhất 5 năm, đang giữ chức vụ Phó chánh tịa trở lên, trong diện quy hoạch chức vụ Chánh tịa, Phó chánh án Tịa án nhân dân cấp tỉnh; là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, trong diện quy hoạch chức vụ Chánh tịa, Phó chánh án Tịa án nhân dân cấp tỉnh. (theo cơng văn số 375/TA-TCCB ngày 16-7-2012 của TAND tối cao).
b) Tiêu chí, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao:
Cơng tác cán bộ gắn liền với vai trị của cán bộ và đội ngũ Thẩm phán; là khâu trọng yếu trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Cơng tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với tồn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Làm tốt công tác cán bộ nhằm xây dựng được một đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Xây dựng đội ngũ Thẩm phán với tư cách là một chỉnh thể được cấu thành bởi chất lượng của mỗi Thẩm phán, do đó, để xây dựng đội ngũ Thẩm phán, chúng ta cần quan tâm đến các tiêu chí để đánh giá chất lượng của Thẩm phán như phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, cũng như sự am hiểu đời sống xã hội, vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn.
Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán là cách thức, phương pháp lựa chọn và bố trí Thẩm phán cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của họ để đạt hiệu quả cao trong công tác. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng đội ngũ Thẩm phán. Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ngành Tịa án nhân dân sẽ có được đội ngũ Thẩm phán có đủ những phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chun mơn nghiệp vụ, có sức khỏe để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sắp xếp đúng người, đúng việc sẽ góp phần phát huy tinh thần tích cực, chủ động, hăng say lao động, khuyến khích tinh thần khơng ngừng vươn lên trong học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Vì vậy, cơng tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng đội ngũ Thẩm phán. Cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm càng rõ ràng, cụ thể, khách quan thì xây dựng đội ngũ Thẩm phán càng được đảm bảo.
Xuất phát từ vị trí, vai trị, đặc điểm nghề nghiệp của Thẩm phán, các yêu cầu về tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán cần phải rõ ràng, chặt chẽ hơn nữa. Nhìn chung, ở nước ta cũng như các nước khác, việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán đều được quy định thành chế độ rõ ràng. Nội dung cơ bản của chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán bao gồm: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn Thẩm phán; nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ Thẩm phán; cơ quan người có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán; quy trình, thủ tục tuyển chọn thẩm phán; cơ chế miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, cách chức (hoặc bãi chức) Thẩm phán; cơ chế kiểm tra, giám sát việc tuyển chọn...Việc quy định cụ thể, chi tiết các quy định trên và việc thực hiện tốt, đầy đủ các quy định đó sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán vừa "hồng" vừa "chun", đủ khả năng hồn thành cơng việc được giao.
c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán
Hoạt động xét xử vốn được xem là rất khó khăn, phức tạp. Nó khơng những địi hỏi thẩm phán phải có trình độ chun mơn cao, kỹ năng thành thục, đạo đức trong sáng, mà còn đồi hỏi Thẩm phán phải có những hiểu biết về chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc. Vì vậy, bất cứ quốc gia nào, cũng phải quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng đội ngũ Thẩm phán.
Quá trình đào tạo trước hết phải trang bị cho Thẩm phán những kiến thức pháp lý cơ bản tại các trường đào tạo luật. Tùy từng quốc gia, yêu cầu về trình độ pháp lý của Thẩm phán khác nhau, nhưng ở Việt Nam cũng như đa số các quốc gia đều yêu cầu Thẩm phán phải có trình độ Đại học luật. Cùng với những kiến thức pháp lý cơ bản được học tại các trường Đại học luật, một người muốn trở thành Thẩm phán cịn cần phải học qua một khóa đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử. Khóa học sẽ cung cấp cho người học những kỹ năng nghề nghiệp, cách áp dụng pháp luật, cách thức ứng xử trước phiên tòa. Đồng thời, quá trình đào tạo phải cung cấp những kiến thức về lý luận chính trị, hiểu biết về kinh tế, xã hội để bảo đảm cho Thẩm phán có kiến thức tổng
thể, đánh giá đúng đắn, khách quan các sự kiện pháp lý, phản ánh được mục tiêu, bản chất của hệ thống pháp luật, bản chất của Nhà nước.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân phải được thực hiện một cách toàn diện, kết hợp đào tạo cả kiến thức chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy hoạt động xét xử của Thẩm phán mới bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đáp ứng nhu cầu chính trị, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự trị an và an toàn xã hội.
d) Vấn đề thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao:
Hoạt động xét xử của Thẩm phán là một loại hoạt động đặc thù địi hỏi tính độc lập và tính chịu trách nhiệm rất cao. Để hồn thành tốt trách nhiệm của mình, Thẩm phán cần phải được đãi ngộ, đặc biệt là chế độ tiền lương một cách tương xứng. Chế độ tiền lương ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đội ngũ Thẩm phán. Lương cao sẽ đảm bảo cho người Thẩm phán yên tâm cơng tác, tích cực phát huy được tính độc lập, chủ động của mình hồn thành tốt nhiệm vụ xét xử. Ngược lại, lương thấp có thể làm cho Thẩm phán khơng thường xuyên rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ, khơng dành thời gian, công sức, tâm huyết cho hoạt động xét xử, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn như: tham nhũng, nhận hối lộ...Vì vậy, nói chung các nước đều rất quan tâm đến chế độ tiền lương của Thẩm phán.
Tiền lương của Thẩm phán ở các nước phát triển rất cao. Ở Mỹ, tiền lương của thẩm phán Tịa án tối cao trung bình là 160.000 USD/tháng. Thẩm phán Tòa tối cao Anh lương 97.000 USD/tháng - cao hơn Bộ trưởng. Ở Nhật Bản, ngạch thẩm phán có mức lương bằng 1,7 lần so với mức lương của các ngạch khác. Ở các nước đang phát triển mức lương thẩm phán cũng khá cao: ở Bzazil, lương thẩm phán cao gấp 33 lần lương trung bình; Ecuador: 18 lần, Peru: 14 lần...Ở nước ta hiện nay, lương của thẩm phán được xếp cùng thang bảng lương hành chính của những cơng chức khác là không đúng với quy
định tại Điều 17 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002: "Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách
nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật quy định". Và mức lương này chưa
tương xứng với nhiệm vụ mà Thẩm phán phải đảm nhiệm, chưa tạo thành động lực bảo đảm thẩm phán làm việc tận tâm.
Ngoài chế độ tiền lương, các chế độ đãi ngộ hợp lý khác, như: phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên cơng tác, chế độ bồi dưỡng phiên tịa, chế độ trang phục... hợp lý cũng tạo thành động lực để Thẩm phán n tâm cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
đ) Chế độ khen thưởng, kỷ luật:
Trong thực tế, khơng phải Thẩm phán nào hoặc lúc nào cũng hồn thành nhiệm vụ như nhau. Chế độ khen thưởng, kỷ luật xứng đáng, kịp thời đối với Thẩm phán có ý nghĩa phát huy tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán, đồng thời là phương thức phòng ngừa và xử lý những Thẩm phán có hành vi vi phạm, khơng hồn thành tốt chức trách của mình. Khen thưởng và kỷ luật là hai mặt của một vấn đề, luôn luôn đi kèm với nhau. Chế độ khen thưởng, kỷ luật phải bảo đảm "thưởng, phân minh".
Để được khen thưởng, Thẩm phán phải hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, có tỷ lệ án bị hủy, sửa dưới mức chỉ tiêu thi đua của Ngành, tuân thủ kỷ luật lao động, ln gương mẫu, giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức, làm việc cơng bằng, chí cơng vơ tư, được mọi người tín nhiệm...Hình thức khen thưởng có thể bằng tiền, bằng hiện vật, hoặc các danh hiệu của Nhà nước, của Ngành; có thể khen thưởng theo định kỳ hoặc khen thưởng đột xuất. Ở nước ta, chưa có danh hiệu khen thưởng riêng dành cho Thẩm phán mà giống như các cán bộ,công chức khác theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng.
e) Các điều kiện đảm bảo hoạt động của Thẩm phán:
Một trong những điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động xét xử của Thẩm phán là vấn đề điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và trang thiết bị
làm việc. Trụ sở bao gồm phòng làm việc, hội trường xét xử, phịng nghị án...phải ln đảm bảo sự khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi và sự uy nghiêm của cơ quan công quyền; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Các trang thiết bị, phương tiện tại hội trường xét xử Tòa án nhân dân các cấp, tối thiểu cần thiết như bàn, ghế, máy vi tính, thiết bị âm thanh loa đài, thiết bị chiếu sáng, thiết bị giám sát, thông tin liên lạc; các phương tiện phục vụ cho việc xét xử, xét xử lưu động và phục vụ các hoạt động khác của Tòa án các cấp: Đảm bảo trang cấp cho Tịa án nhân dân các cấp những xe ơ tơ chun dùng, cùng thiết bị âm thanh và các thiết bị khác đi kèm phải có chất lượng tốt.
Thiết bị, phương tiện khác: Bổ sung bước một các trang thiết bị và phương tiện khác (như máy tính cá nhân, máy tính xách tay cho từng Thẩm phán, máy chủ, hệ thống giám sát an ninh, xe máy, máy photocoppy, bàn ghế, tủ cá nhân...) cho Tòa án nhân dân các cấp phục vụ cơng tác nói chung và hoạt động xét xử nói riêng với số lượng, chủng loại phù hợp với điều kiện địa lý, mật độ dân cư, lượng án thụ lý hàng năm, biên chế...vv.cho từng khu vực, từng cấp Tòa án.
Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm cho Thẩm phán cũng rất cần thiết. Bởi vì, các phán quyết của Tịa án có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự như: tài sản, danh dự, tự do và thậm chí cả tính mạng của người có hành vi vi phạm pháp luật, do đó Thẩm phán có thể trở thành đối tượng của sự đe dọa, trả thù. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, nguy cơ bị đe dọa của Thẩm phán cao hơn rất nhiều nên việc áp dụng những biện pháp bảo đảm đặc biệt cho Thẩm phán là hết sức cần thiết. Những biện pháp này cần mang tính phịng ngừa xa, đảm bảo cho Thẩm phán được an toàn, giúp họ thực hiện tốt hơn chức trách của mình.
g) Cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Tòa án:
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Tịa án nói chung và chất lượng hoạt động xét xử của đội ngũ Thẩm phán nói riêng cần phải tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra của Tịa án nhân dân cấp trên đối với các Tòa án nhân dân cấp dưới và của chính lãnh đạo các đơn vị đối với Thẩm phán trong đơn vị mình. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sủa chữa những bản án, quyết định có sai lầm; đồng thời, rút kinh nghiệm chung cho đội