Nâng cao nhận thức về xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước yêu cầu cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 84)

nhân dân tối cao trước yêu cầu cải cách tư pháp

Cần khẳng định rằng, Thẩm phán là những người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử, đây là những hoạt động riêng có của ngành Tịa án nhân dân, ngồi Tịa án nhân dân khơng có bất kỳ cơ quan nào khác được giao thực hiện chức năng này. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Thẩm phán có những đặc trưng riêng biệt, khác hẳn với các cơng chức hành chính khác. Do đó, việc đầu tiên là phải quan tâm tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng…những Thẩm phán có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đúng

với vị trí, chức trách, nhiệm vụ của Thẩm phán nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Để đảm bảo nguyên tắc hoạt động lãnh đạo tập trung thống nhất theo ngành dọc, cần xác định rõ và nhận thức đúng đắn về tính đặc thù của cơng tác tịa án. Trên cơ sở đó đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán có những điều kiện bảo đảm, nhất là về kinh phí, trang thiết bị nghiệp vụ, chế độ chính sách cho các hoạt động tịa án khác hẳn các cơ quan hành chính nhà nước khác. Đổi mới nhận thức về hoạt động của Tòa án nhân dân trước yêu cầu cải cách tư pháp để tăng cường chỉ đạo các hoạt động xây dựng chế độ, chính sách, phân bổ kinh phí hàng năm cho ngành Tịa án nhân dân, bảo đảm cho đội ngũ Thẩm phán có các điều kiện tốt nhất thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nâng cao nhận thức trong các cấp ủy Đảng và lãnh đạo Chính quyền về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước yêu cầu của thời kỳ mới, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành Tòa án nhân dân thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ Thẩm phán, đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao về sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán trước yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo các ngành, các cấp đối với đội ngũ thẩm phán ở cả hai cấp. Thực tế, chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử có sự ảnh hưởng khơng nhỏ của công tác phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan. Trong cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm, đặc biệt là chống tiêu cực, tham nhũng hiện nay có khơng ít trường hợp người làm cơng tác Tịa án gặp khó khăn do sự cản trở hoặc khơng tạo điều kiện giúp đỡ. Trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn phức tạp này, sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp với đội ngũ Thẩm phán là hết sức quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w