bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ Thẩm phán để kịp thời bổ sung lý lịch và những vướng mắc về lịch sử chính trị đáng phải quan tâm để có biện pháp chứng minh làm rõ, xử lý kịp thời các nghi vấn về lịch sử chính trị; theo chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành kê khai lại lý lịch cán bộ, công chức trong toàn ngành theo mẫu thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương giúp cho công tác quản lý Thẩm phán được thuận lợi theo yêu cầu bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.
2.2.4. Cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao phán Tòa án nhân dân tối cao
Điều 17 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: "Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật quy định".
Nhìn chung, trong những năm qua ngành Tịa án nói chung và Tịa án nhân dân tối cao nói riêng đã bảo đảm thực hiện đúng đắn, kịp thời chế độ tiền lương và các loại phụ cấp khác như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên công tác, chế độ bồi dưỡng phiên tòa, chế độ trang phục... đối với đội ngũ Thẩm phán. Các điều kiện làm việc cũng được từng bước cải thiện tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của Tịa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng.
Tuy nhiên, so với các thang lương của cán bộ, cơng chức khác thì thang bậc lương cũng như chế độ phụ cấp của Thẩm phán cũng còn nhiều bất cập, chưa phản ánh tính chất ưu đãi đối với đội ngũ cơng chức đặc biệt này.
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMTRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN TỊA ÁN NHÂN DÂN TRONG CƠNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
2.3.1. Những hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao
Đội ngũ cán bộ, Thẩm phán chưa thực sự ổn định, chuyên nghiệp. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán tuy đã được nâng lên một mức nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn nhiều bất cập, hạn chế về một số mặt: tri thức về xã hội, kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế phục vụ cho hội nhập quốc tế, hành chính nhà nước, kỹ năng thực thi công vụ, cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hoạt động công vụ.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng tuy đã từng bước được hồn thiện nhưng cho đến nay vẫn cịn nhiều bất cập.
Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức đã được thực hiện tiêu chuẩn hóa, tuy nhiên vẫn cịn chưa đồng bộ, thật chất là cịn mang tính hình thức; việc rà sốt, phân loại, đánh giá cán bộ nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng cịn hạn chế; việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ cũng như đội ngũ Thẩm phán trong ngành còn chậm.
Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức mà nhất là Thẩm phán cịn nhiều bất hợp lý, chưa tương xứng với tính chất nghề nghiệp và chế độ trách nhiệm pháp lý, chưa thực sự có sức hấp dẫn, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chưa thu hút được người tài phục vụ cho cơ quan Tịa án.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức và nhất là Thẩm phán cịn chậm được đổi mới, chưa gắn với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Công cụ quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và đội ngũ Thẩm phán chưa thống nhất trong tồn bộ máy nói chung, trong đó có ngành Tịa án nhân dân. Cho đến nay, bước đầu đã chuẩn hóa được mẫu hồ sơ cán bộ, cơng chức và quy
định việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Việc đưa công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở dữ liệu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến hệ thống cơ sở dữ liệu thiếu cập nhật, chưa đủ độ tin cậy, đầy đủ, chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
Trụ sở và trang thiết bị làm việc của cơ quan Tòa án chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa tương xứng với vị trí, vai trị của cơ quan Tòa án và các yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chun mơn nghiệp vụ của ngành Tịa án cịn hạn chế.