Thực trạng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 68)

Thực hiện Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo các Nghị quyết số 08; 49 của Bộ Chính trị, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, Ban Tổ chức trung ương, và lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Theo số liệu thống kê của Tịa án nhân dân tối cao, tính đến thời điểm ngày 30-7-2012, tổng số biên chế của Tòa án nhân dân tối cao được phân bổ là 722 người (nhưng hiện tại có 715 biên chế, cịn thiếu 07 biên chế). Trong đó số lượng Thẩm phán được phân bổ là 120/715 biên chế (nhưng hiện tại có

113 biên chế, cịn thiếu 07 biên chế), chiếm 15,80% trên tổng số biên chế hiện

có, cịn lại là các cơng chức khác như: Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên, Chuyên viên, Thư ký, Cán sự và nhân viên.

-Về cơ cấu:

+ Giới tính: Nam là 380 người, chiếm tỷ lệ 53,14%; Nữ là 335 người, chiếm tỷ lệ 46,85%.

+ Độ tuổi: Từ 40 tuổi đến 60 tuổi + Dân tộc: 01 người

-Về trình độ đào tạo:

+ Trình độ chun mơn: Tổng số thẩm phán là 113/715. Trong đó Thẩm phán có trình độ Tiến sĩ Luật là 06 người, chiếm 5,3%; Thạc sĩ Luật là 16 người, chiếm tỷ lệ 14,2%; Cử nhân luật là 91 người, chiếm tỷ lệ là 80,5%.

+ Trình độ lý luận chính trị: Thẩm phán có trình độ Cử nhân chính trị là 27 người, chiếm tỷ lệ 23%; Cao cấp chính trị là 84 người, chiếm 74,3%; Trung cấp chính trị là 02 người, chiếm 1,7%.

+ Trình độ tin học và ngoại ngữ: 100% Thẩm phán đều có trình độ A về tin học và trình độ A về ngoại ngữ.

-Về phẩm chất chính trị:

Qua thực tiễn cơng tác cho thấy, đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao hiện nay luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng; kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phấn đấu hết mình cho cơng cuộc đổi mới của đất nước, vì dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Tuyệt đại đa số Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, luôn rèn luyện, phấn đấu thực hiện tốt 4 đức tính mà Bác hồ dạy người cán bộ Tịa án “Phụng cơng, Thủ pháp, Chí cơng, Vơ tư”. Trước u cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, đội ngũ Thẩm phán đã tích cực học hỏi, phấn đấu vươn lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong điều kiện đời sống cịn nhiều khó khăn, tiền lương và chế độ đãi ngộ thấp, lại chịu nhiều tác động của mặt trái cơ chế thị trường nhưng đa phần Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vững vàng về chính trị, trong sáng về phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, có tư cách và lối sống lành mạnh, đồn kết, cùng nhau khắc phục khó khăn để hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Với những nỗ lực khơng mệt mỏi, đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã đi đầu trong cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm trên địa bàn, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

- Về năng lực và hoạt động thực tiễn:

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, tồn dân, tồn qn, cơng cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt “Nhũng thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử”, tình hình kinh tế xã hội có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đồn kết toàn dân được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên đất nước ta đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, các tranh chấp về dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động… khơng ngừng gia tăng, tình hình vi phạm và phạm tội cũng diễn biến hết sức phức tạp, dẫn đến khối lượng công việc mà Tòa án nhân dân tối cao phải giải quyết ngày một lớn. Mặc dù vậy, đội ngũ thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều phát huy được năng lực chun mơn, tích cực chủ động trong cơng tác, từng bước nâng cao chất lượng công tác xét xử; bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội; các quyết định, kiến nghị, kháng nghị, kháng cáo bảo đảm có căn cứ, đúng pháp luật.

- Cơng tác xét xử trong tố tụng hình sự

Nhận thức rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay là tập trung thực hiện tốt công tác xét xử trong việc điều tra, truy tố các vụ án hình sự. Chính vì vậy, đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã được bố trí sắp xếp hợp lý, theo hướng tăng cường thẩm phán cho các đơn vị nhiều việc, bảo đảm đủ số người đảm nhiệm các

vị trí cơng tác nhằm tiến hành kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và hoạt động truy tố của Viện kiểm sát nhân dân, nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm việc phát hiện, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, để tạo tiền đề cho các bước cải cách tiếp theo trong hoạt động tư pháp, một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp hiện nay là phải thực hiện việc đổi mới thủ tục tố tụng tại Tòa án theo hướng: Khi xét xử, Tòa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Trên thực tế, những quy định mới về thủ tục tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tịa được thơng qua trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 và đang được áp dụng trong thực tiễn xét xử thời gian qua đã có tác dụng làm cho phán quyết của Tòa án đúng đắn và thuyết phục hơn. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc giải quyết, xét xử các loại vụ án mất nhiều thời gian hơn và bản thân các Hội đồng xét xử cũng phải vững vàng hơn trước lập luận của luật sư và những người tham gia tố tụng trong vụ án. Thực tế này địi hỏi Thẩm phán và cán bộ, cơng chức phải có trình độ và trách nhiệm cao hơn từ việc lập hồ sơ, nghiên cứu, phân tích các chứng cứ, xác định các tình tiết, sự thật của vụ án đến đánh giá các hành vi, quan hệ pháp lý, phân tích, chọn lựa các quy phạm pháp luật để áp dụng nhằm đưa ra các phán quyết chính xác, cơng bằng và khách quan trong việc giải quyết, xét xử vụ án. Do đó, chỉ có bằng cách giải quyết một cách hợp lý các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao “trong sạch, vững mạnh” cả về “lượng và chất” thì các Tịa án mới có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các quy định mới về thủ tục tố tụng tư pháp, nhất là các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự.

Bảng 2.1: Số liệu Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử

trong 5 năm qua

Năm Tổng số thụ lý khángcáo, kháng nghị Tổng số giải quyết Tỷ lệ %

2007 7108 6366 89,6%

2008 5792 5161 89,1%

2009 4773 4435 93%

2010 4662 3966 85%

2011 4750 4067 85,6%

Nguồn: Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao. - Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm công tác

100% Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về phẩm chất đạo đức, nhìn chung Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Qua cơng tác quản lý cán bộ cho thấy chưa có trường hợp nào có quan điểm “trái chiều” hoặc có hành vi gây phương hại đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều người trưởng thành từ thực tiễn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động xây dựng đất nước và những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước nói chung và của ngành Tịa án nói riêng.

Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo trong các thao tác, nhuần nhuyễn trong việc vận dụng pháp luật, nhạy bén trong việc xử thế các tình huống phức tạp là cơ sở cho đạo đức của người Thẩm phán. Tuy nhiên một người có chun mơn nghiệp vụ giỏi khơng có nghĩa là có đạo đức nghề nghiệp tốt, nhưng một người khơng có chun mơn

nghiệp vụ giỏi thì cũng khó có đạo đức nghề nghiệp tốt được. Do đó, q trình rèn luyện thơng qua chuyên môn nghiệp vụ để trở thành những Thẩm phán vừa giỏi về chun mơn vừa có đạo đức nghề nghiệp vững vàng là rất quan trọng.

Ngồi việc phải có những kiến thức chun mơn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, người Thẩm phán phải có những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và có tình người. Những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội cho phép người Thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục, bản án được tuyên trong trường hợp này được rộng rãi quần chúng chấp nhận. Phẩm chất trung thực của người Thẩm phán là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi con người nói chung và đối với mỗi Thẩm phán nói riêng. Trung thực, trước hết là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lý trong các quan hệ xã hội. Do đó, trung thực nghĩa là dũng cảm và ngay thẳng mà khơng cứng nhắc, bảo thủ. Tình người cũng là một khái niệm đạo đức xã hội nhưng cũng là một đức tính cần phải có của người Thẩm phán. Nhưng một Thẩm phán khi quyết định một hình phạt khơng thể có được một sự tính tốn chính xác về mặt lý chí cũng như về tốn học. Trong trường hợp này sự cơng minh và tình người giúp Thẩm phán hành động đúng.

Về thời gian và kinh nghiệm cơng tác của đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao hiện nay, có một số Thẩm phán đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ thứ hai, nhiều trường hợp là nhiệm kỳ thứ ba; trong đó có một số Thẩm phán được điều động từ Tịa án các địa phương có bề dày kinh nghiệm trong cơng tác xét xử, nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Một số ít thẩm phán tuy được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ đầu nhưng đã có nhiều năm là thẩm tra viên ở các Tịa chun trách, được đào tạo chính quy về kiến thức pháp luật và đã qua đào tạo về nghiệp vụ xét xử nên về năng lực đảm đương được việc giải quyết, xét xử.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w