dựng đội ngũ Thẩm phán ở Việt Nam
Trên thế giới hiện tồn tại nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, mà cơ bản là truyền thống thông luật (Anh, Mỹ, Úc…) truyền thống dân luật (Pháp, Đức, Nhật…), truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Việt nam, Trung Quốc…) và hệ thống pháp luật tôn giáo (các nước theo Đạo hồi mà chủ yếu là ở Trung Đông và một số nước Đơng Nam Á). Tuy hồn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau nhưng việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán tịa án đều là vấn đề hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đối với chất lượng, hiệu quả cơng tác xét xử của Tòa án mỗi nước.
Đối với Việt Nam có thể vận dụng kinh nghiệm sau đây:
- Về đào tạo, bồi dưỡng: nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho
cán bộ, cơng chức nói chung và Thẩm phán Tịa án nhân dân nói riêng, trang bị bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức mới và những kỹ năng kinh
nghiệm xét xử. Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng là một trong những điều kiện không thể thiếu, là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Về bổ nhiệm Thẩm phán: phải có những tiêu chuẩn chung của Thẩm phán
là các tiêu chuẩn do pháp luật quy định mà tất cả các thẩm phán của Tịa án các cấp đều phải có. Khoản 1 Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, quy định: "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc Và Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử theo quy định của pháp luật, có năng lực làm cơng tác xét xử, có sức khỏe bảo đảm hồn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán".
Vai trò của Thẩm phán được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động xét xử. Xét xử là chức năng cơ bản của Thẩm phán, là đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán, thẩm phán là nhân vật trung tâm có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử của Thẩm phán có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của con người, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều này cho thấy, rõ ràng vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử là vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ các tiêu chuẩn và vai trị của Thẩm phán thì việc bổ nhiệm Thẩm phán nên bổ nhiệm suốt đời để các Thẩm phán luôn yên tâm công tác và tận tâm cống hiến cho đất nước.
- Về chế độ chính sách: hoạt động xét xử của Thẩm phán là một loại
cơng chức đặc biệt nên phải có các chế độ đặc biệt như nhà ở, chế độ tiền lương đảm bảo, chế độ nghỉ mát, chế độ khám chữa bệnh và khám sức khỏe theo định kỳ, chế độ bảo vệ nhân thân...
Từ những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ Thẩm phán của các nước nói trên, có thể thấy rằng, các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ Thẩm phán. Tùy theo cách tổ chức nhà nước liên bang hay đơn nhất, phân quyền hay tập quyền, các quốc gia đã xây dựng cho mình một hệ thống tổ chức, cán bộ tịa án riêng. Mặc dù có những khác nhau về tiêu chuẩn, ngạch bậc, tuyển dụng, bổ nhiệm…đối với Thẩm phán, nhưng các nước đều có chung mục đích, đó là xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong sạch vững mạnh, vừa có trình độ chun mơn cao, vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ.
Điều đó được thể hiện ở việc thành lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán và có sự đầu tư rất lớn, đầy đủ, đồng bộ cho các cơ sở này từ nhân lực đến vật lực; từ chương trình, nội dung giảng dạy, học tập đến chế độ, chính sách đối với giảng viên, học viên…Nhiều kinh nghiệm như của Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp rất đáng để chúng ta tham khảo và vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Công tác cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của cách mạng, đặc biệt khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp. Song, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì cơng tác xây dựng đội ngũ thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao cịn có nhiều bất cập, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chính vì vậy, đổi mới hơn nữa cơng tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán nói chung, Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao nói riêng là một yêu cầu cấp bách đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2