Thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 104)

các Tịa án nhân dân địa phương nói riêng phải được đổi mới và tăng cường. Phải coi công tác bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận khơng thể tách rời trong cơng tác cán bộ của ngành Tịa án nhân dân. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phải chỉ đạo tập trung rà soát những vấn đề lịch sử chính trị, chú trọng nắm tình hình và giải quyết những vấn đề chính trị nếu có phát sinh ở cán bộ, Thẩm phán, qua đó nắm chắc tình hình chính trị, diễn biến tư tưởng của đội ngũ Thẩm phán. Tiến hành quản lý, khai thác hồ sơ, thẩm định về tiêu chuẩn chính trị phục vụ cơng tác kết nạp đảng viên, đánh giá về lịch sử chính trị đối với Thẩm phán được đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ làm công tác trọng yếu cơ mật, các cán bộ trong dự nguồn bổ nhiệm Thẩm phán.

Tòa án nhân dân tối cao phải thường xuyên, kịp thời phối hợp với các cấp ủy Đảng, cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt sâu sát Thẩm phán cũng như thân nhân của họ, nắm chắc các mối quan hệ, nhất là quan hệ với người nước ngồi. Khi Thẩm phán đi cơng tác, học tập, du lịch, chữa bệnh…ở nước ngoài phải báo cáo tổ chức Đảng và lãnh đạo đơn vị nơi Thẩm phán công tác, để cơ quan, đơn vị có biện pháp nắm bắt, quản lý nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các biểu hiện sai lệch về tư tưởng chính trị của Thẩm phán.

3.2.9. Thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán Tòa ánnhân dân nhân dân

Đội ngũ cán bộ là vốn quý, là lực lượng nòng cốt trong các thời kỳ cách mạng. Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác cán bộ cũng như thực hiện chính sách cán bộ qua các thời kỳ. Chính sách cán bộ đúng sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát huy tài năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Ngày nay, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ chính trị đặt ra cho chúng ta hết sức

nặng nề và phức tạp, công tác kiểm sát là nhằm khắc phục tốt các nhiệm vụ đó. Trong khi đó, chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, ngồi đồng lương cơ bản, Thẩm phán khơng cịn thu nhập gì khác, do đó khơng đủ để trang trải cuộc sống. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tịa án nhân dân và chất lượng cơng tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán, bởi vì trong điều kiện sinh hoạt, làm việc thiếu thốn, người Thẩm phán dễ bị dao động về lập trường tư tưởng, khơng tích cực làm việc, không yên tâm công tác…dẫn đến hiệu quả cơng tác kiểm sát bị hạn chế. Vì vậy, để xây dựng được đơi ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, chúng ta không thể không quan tâm đến chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán.

Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong thời kỳ mới, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Tịa án nhân dân tối cao thực hiện tốt một số chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

- Cải cách chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác của Thẩm phán

Xét xử, giải quyết các loại vụ án là một nghề khơng chỉ khó về chuyên môn nghiệp vụ mà cịn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cả tích cực và tiêu cực của xã hội. Việc nhà nước, xã hội thừa nhận và đòi hỏi Thẩm phán phải có vị trí quan trọng trong hoạt động tư pháp và việc thẩm phán thường bị gây sức ép, thậm trí bị mua chuộc, đe dọa khi thi hành cơng vụ trong q trình thụ lý, giải quyết, xét xử các loại vụ án cần được xem là những điểm đặc thù cần được tính đến khi xử lý các vấn đề có liên quan đến chế độ chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với Thẩm phán và cán bộ, cơng chức Tịa án. Chỉ khi giải quyết được một cách hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm nghề nghiệp với quyền lợi được hưởng thì mới có tác dụng tích cực đến hiệu quả và chất lượng cơng tác của người lao động. Đối với Thẩm phán, thời gian qua,

chế độ, chính sách kể cả chế độ tiền lương và các điều kiện bảo đảm khác của họ tuy đã được quan tâm cải thiện nhưng còn chưa tương xứng với tính chất lao động và yêu cầu về trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Vì vậy, đây là vấn đề cần được tiếp tục đặt ra để nghiên cứu, giải quyết trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng.

- Hồn thiện chế độ khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán

Thẩm phán là một nghề đặc thù, có vị trí, vai trị đặc biệt trong hoạt động tư pháp cũng như trong xã hội; đồng thời, Thẩm phán cũng là cán bộ, công chức (theo Luật cán bộ, cơng chức).Do vậy, ngồi các hình thức khen thưởng, kỷ luật quy định chung đối với cán bộ, công chức cũng cần nghiên cứu những hình thức riêng đối với Thẩm phán.

Trong chế độ khen thưởng, cần có các hình thức tơn vinh Thẩm phán, ví dụ như: khen thưởng theo nhiệm kỳ Thẩm phán hoặc chức danh nghề nghiệp (thẩm phán ưu tú, thẩm phán nhân dân).

Bên cạnh việc hoàn thiện chế độ khen thưởng, cũng cần phải củng cố chế độ kỷ luật Thẩm phán nhằm xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật những người có hành vi vi phạm. Cần quy định chi tiết các hình thức kỷ luật khi Thẩm phán có hành vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, vi phạm quy định những việc Thẩm phán khơng được làm. Có như vậy, việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với Thẩm phán mới bảo đảm nghiêm minh. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán để việc xử lý kỷ luật đối với Thẩm phán được áp dụng thống nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w