Triển khai công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 110 - 113)

- Về quy mô nguồn vốn: Tiếp tục huy động vốn từ các cổ đông, giảm dần vốn vay, luôn chủ động về vốn để sản xuất kinh doanh trong mọi điều

3.2.4.1. Triển khai công tác nghiên cứu thị trường

Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá. Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Đó chính là quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra quyết định kinh doanh, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm cách ảnh hưởng tới chúng. Một mặt, mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là xác định thực trạng của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hoá được. Mặt khác, nghiên cứu thị trường phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như những lý do người tiêu dùng mua (không mua) sản phẩm, lý do về tính trội hơn của việc cung cấp sản phẩm trong cạnh tranh. Đây là cơ sở để ban hành các quyết định cần thiết về sản xuất và tiêu thụ.

Nghiên cứu thị trường không giới hạn ở thị trường hiện tại mà phải chú ý tới thị trường tương lai của doanh nghiệp mà trước hết là thị trường doanh nghiệp muốn chinh phục.

Như vậy, việc triển khai công tác nghiên cứu thị trường có ý rất quan trọng đối với Công ty. Những nội dung chỉ yếu Công ty cần thực hiện khi nghiên cứu thị trường là:

- Nghiên cứu cầu: Cầu về một loại sản phẩm phản ánh một bộ phận nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường về sản phẩm đó. Nghiên cứu cầu nhằm xác định được các dữ liệu về cầu trong hiện tại và khoảng thời gian tương lại xác định nào đó. Việc nghiên cứu cầu mà Công ty thực hiện phải dựa trên cơ sở phân chia cầu theo khu vực tiêu thụ, mật độ dân cư, các thói quen tiêu dùng cũng như tính chất mùa vụ do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, con giống, gia công thịt là lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mùa vụ, khu vực phát triển chăn nuôi, thói quen sử dụng sản phẩm…

- Nghiên cứu cung: Để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng (thu hẹp) quy mô các doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới (rút khỏi thị trường) của các doanh nghiệp hiện có.

Hiện nay, trên thị trường có khoảng gần 250 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp con giống gia súc gia cầm, hoạt động giết mổ, chế biến. Trong đó có rất nhiều các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đang khai thác tại thị trường trong nước với trình độ quản lý chuyên sâu cao, công nghệ sản xuất hiện đại cùng với các doanh nghiệp trong nước hoạt động cùng lĩnh vực là những đối thủ cạnh tranh của Công ty. Do đó, phải tiến hành nghiên cứu cung để xác định được số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, phân tích các nhân tố có ý nghĩa đối với chính sách tiêu thụ của đối thủ như thị phần, chương trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và chính sách khác biệt hoá sản phẩm, chính sách giá cả, phương pháp quảng cáo và bán hàng, chính sách phục vụ khách hàng cũng như các điều kiện thanh toán và tín dụng. Mặt khác, phải làm rõ khả năng phản ứng của đối thủ trước các giải pháp về giá cả, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,… của Công ty.

- Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu mà còn tuỳ thuộc rất lớn ở việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ cụ thể thường phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ,… của Công ty. Khi nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ, Công ty phải chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm của từng kênh tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh; phải biết lượng hoá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả tiêu thụ cũng như phân tích các hình thức tổ chức bán hàng cụ thể của Công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh.

Công ty nên sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau để tiến hành nghiên cứu thị trường:

- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Dựa trên cơ sở các dữ liệu của Công ty như số liệu kế toán tài chín, tính chi phí kinh doanh, thống kê tiêu thụ sản phẩm, thống kê kết quả quảng cáo, báo cáo của bộ phận bán hàng, phục vụ khách hàng,… Bên cạnh đó, còn sử dụng các dữ liệu có ở bên ngoài Công ty như số liệu của các cơ quan thống kê, các số liệu công bố trên báo chí, tạp chí cũng như số liệu công bố của các cơ quan nghiên cứu thị trường,… Nghiên cứu gián tiếp được tiến hành thông qua các bước: trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ cũng như ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường mà xác định đối tượng nghiên cứu; chuẩn bị lực lượng và huấn luyện họ; tổ chức thu thập tài liệu; xử lý tài liệu và phân tích đưa ra kết luận về thị trường.

- Phương pháp trực tiếp tiếp cận thị trường: Được thực hiện thông qua các hình thức điều tra tại chỗ, phỏng vấn, quan sát,… và tiến hành qua các bước cụ thể như xác định đối tượng, phương tiện, mẫu nghiên cứu trên các cơ sở mục đích, nhiệm vụ cũng như ngân quỹ dành cho công tác nghiên cứu; chuẩn bị phương tiện nghiên cứu, các bảng hỏi, phiếu điều tra thích hợp; chuẩn bị lực lượng và hướng dẫn nghiệp vụ; triển khai lực lượng điều tra; xử

lý số liệu điều tra và đưa ra các kết luận về thị trường. Việc nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp điều tra chọn mẫu do đó cần phải tiến hành phân mẫu một cách khoa học để đảm bảo chất lượng và sử dụng các kiến thức phân tích lý thuyết xác suẩt thống kê. Sử dụng phương pháp này rất tốn kém, cho nên phương pháp này chỉ sử dụng để bổ sung cho phương pháp gián tiếp để làm sáng tỏ các kết luận nhất định mà bộ phận nghiên cứu cần kiểm tra thêm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w