Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 25 - 27)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm chung

Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai. Nó thuộc chức năng đầu tiên, quan trọng nhất của quy trình quản lý, là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực thi. Để có kế hoạch, cần phải tiến hành quá trình soạn lập. Tuỳ theo quy mô, mức độ, tính chất của hoạt động để tổ chức quá trình soạn lập với các mức độ khác nhau.

Kế hoạch hoá là một phương thức quản lý theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.

Có thể hiểu, kế hoạch hoá được thực hiện ở nhiều quy mô và phạm vi khác nhau. Kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hay nói một cách khác: Kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương

lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó. Như vậy, kế hoạch hoá trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thục hiện mục tiêu đặt ra. Kế hoạch hoá là quá trình lặp đi lặp lại hai giai đoạn: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch: Đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất chính sách giải pháp áp dụng. Kết quả của việc soạn lập kế hoạch là một bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành và nó chính là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, tài chính cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chính là thể hiện ý đồ phát triển của nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và các giải pháp thực thi.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch: là những hoạt động tiếp sau của công tác kế hoạch hoá nhằm đưa kế hoạch vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp, triển khai các hoạt động khác nhau theo các mục tiêu kế hoạch đặt ra. Quá trình triển khai kế hoạch không chỉ đơn giản là xem xét những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện ở khả năng dự kiến, phát hiện những điều bất ngờ có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động và khả năng ứng phó với những điều bất ngờ đó. Quá trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp không chỉ xác định được tất cả những rủi ro trong hoạt động của mình mà còn

có khả năng quản lý rủi ro với sự hỗ trợ của việc tiên đoán có hiệu quả và xử lý những rủi ro đó trong quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Công tác đánh giá kế hoạch sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dựng những phương án kế hoạch tiếp sau một cách chính xác và sát thực hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w