LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.3. Vai trò của kế hoạch hoá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, với những biến đổi không ngừng diễn ra một cách liên tục mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh rất gay gắt, các doanh nghiệp phải đối mặt và tuân theo các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, hay còn gọi là cơ chế thị trường. Do đó, những dấu hiệu thị trường là cơ sở để các doanh nghiệp quyết định và thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh của mình do vậy đòi hỏi doanh nghiệp không thể thiếu được công tác kế hoạch hoá trong hoạt động kinh doanh. Vai trò của kế hoạch hoá trong hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện như sau:
- Kế hoạch hoá giúp doanh nghiệp ứng phó với những bất định và thay đổi của thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh bản thân nó rất linh hoạt và thường xuyên biến động, tác động mạnh đến doanh nghiêp. Kế hoạch hoá giúp nhà quản trị phác thảo bức tranh tổng thể của doanh nghiệp, các lực lượng tác động từ bên ngoài, các mối quan hệ đan xen bên trong. Nhờ đó, khi mỗi yếu tố thay đổi, doanh nghiệp có thể nhận thức nhanh chóng điều đó có ảnh hưởng gì, cần giải quyết như thế nào để tận dụng cơ hội hoặc giảm thiểu rủi ro.
- Kế hoạch hoá giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn lực, tâp trung chúng vào việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
Kế hoạch hoá là nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch hoá là tập trung sự chú ý của doanh nghiệp và những mục tiêu này. Thông qua sự tập trung vào mục tiêu, các nguồn lực của doanh nghiệp được khai thác tối đa.
doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh.
Việc lập kế hoạch không chỉ giúp các cấp quản trị mà toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp suy nghĩ, đề xuất các ý tưởng, giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, kế hoạch được Hội đồng quản trị hay Tổng Giám đốc công ty phê duyệt và giao cho các đơn vị trực thuộc, là nhiệm vụ của đơn vị. Để hoàn thành nhiệm vụ, toàn thể đơn vị đó phải chủ động tham gia vào quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá, điều chỉnh…
- Tạo ra sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hoá là hệ thống bao gồm kế hoạch chung của doanh nghiệp và các bộ phận liên quan. Các kế hoạch bộ phận này có những chỉ tiêu riêng nhưng giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau mà tác dụng của nó không gì ngoài việc hướng tới hoàn thành kế hoạch chung. Trong quá trình kế hoạch hoá, giữa các bộ phận thường xuyên có những mâu thuẫn mà kết quả của nó dẫn tới việc các cấp quản trị phải điều hoà, giải quyết. Chính bởi vậy, kế hoạch hoá giúp các bộ phận có xu hướng phối hợp tốt với nhau trong hoạt động.
- Tạo ra hệ thống kiểm tra có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả sản xuất kinh doanh được so sánh với kế hoạch đã đề ra, phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn tới việc hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch. Do đó, nó trở thành hệ thống kiểm tra tự nhiên, chi tiết, đầy đủ và có hiệu quả đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.