Xây dựng chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 103 - 109)

- Về quy mô nguồn vốn: Tiếp tục huy động vốn từ các cổ đông, giảm dần vốn vay, luôn chủ động về vốn để sản xuất kinh doanh trong mọi điều

3.2.3.1.Xây dựng chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Công ty

3.2.3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc xây dựng kếhoạch kinh doanh hoạch kinh doanh

Với sự hội nhập của nền kinh tế nước ta ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu vừa tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, mở rộng, hợp tác và phát triển, đồng thời cũng là những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp vốn ít kinh nghiệm trên thương trường quốc tế của chúng ta. Khi các hiệp định thương mại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới được ký kết, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, các hàng rào thuế quan, bảo hộ dần dỡ bỏ và tiến tới tự do hoá thương mại, các doanh nghiệp ở các nước trên thế giới vào đầu tư và khai thác tại thị trường nước ta sẽ ngày càng nhiều. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải có một chiến lược kinh doanh mang tính chủ động, linh hoạt cao nếu muốn tồn tại và đứng vững ngay chính trên “sân nhà” của mình.

Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng tương lai cho phép doanh nghiệp đứng vững, thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp, nó là sự phản ứng của doanh nghiệp đối với hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài trong hoạt động của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược kinh doanh là hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì: - Chiến lược kinh doanh giúp Công ty thấy rõ mục đích, hướng đi của mình, khi nào đạt tới một điểm nhất định. Việc nhận thức rõ kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho mọi thành viên trong doanh nghiệp nắm vững những gì cần làm để đạt được thành công, khuyến khích đạt những thành tựu trong ngắn hạn.

- Khi tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành phân tích môi trường và dự báo tương lai để nắm bắt, tận dụng các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ luôn tồn tại đe doạ, đặc biệt khi môi trường kinh doanh luôn có sự thay đổi khó lường.

Công ty cổ phần DABACO Việt Nam chưa hoạch định cũng như xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh mà mới chỉ dừng lại ở định hướng, ý tưởng, quan điểm, giải pháp mang tính chiến lược của lãnh đạo. Do đó công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty còn mang tính chủ quan, bị động, hình thức và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm qua các năm, lấy kết quả năm trước làm tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch năm sau... Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, 2009, Việt Nam đã có nhiều cố gắng xong cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ; hay dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh bùng phát... là những yếu tố đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty do công tác dự báo không tốt, chiến lược kinh doanh không được xây dựng.

Có thể thấy, công tác xây dựng chiến lược kinh doanh có vai trò và ý nghĩa lớn đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt với Công ty cổ phần DABACO Việt Nam điều này càng được thể hiện rõ:

- Tạo cơ sở vững chắc, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và triển khai, thực hiện kế hoạch kinh doanh tại Công ty.

- Là tiền đề cho việc chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, khai thác các nguồn lực tài chính, nhân lực và trong cả những điều chỉnh của cơ chế, biến đổi khó lường của thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt với các đối thủ trong nước và cả nước ngoài khi Việt Nam đã tham gia vào thị trường thế giới… đảm bảo xây dựng tốt, hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tận dụng, khai thác tốt lợi thế so sánh của Công ty.

- Hạn chế đến mức tối đa các rủi ro trong kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của Công ty.

Từ định hướng phát triển, việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phải được tiến hành qua những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu

- Căn cứ vào những định hướng phát triển, Công ty phải xác định nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của mình.

- Hệ thống mục tiêu do Ban Giám đốc đề ra ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chiến lược. Do đó, mục tiêu phải cụ thể, đo lường, định lượng được, phù hợp với khả năng và trình độ quản lý trong Công ty.

Trong giai đoạn tới, mục tiêu chiến lược của Công ty:

+ Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm từ con giống, chăn nuôi, thức ăn, chữa bệnh, giết mổ, chế biến đối với lĩnh vực nông sản;

+ Mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh bất động sản, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, nhà ở,…

+ Giữ vững thị phần các sản phẩm truyền thống, đồng thời thâm nhập và mở rộng thị trường mới, phấn đấu tăng trưởng doanh thu và đảm bảo phát triển bền vững từ 35÷45%/năm.

+ V.V….

Bước 2: Đánh giá môi trường bên ngoài

Mục đích của đánh giá môi trường bên ngoài là nhằm xác định những cơ hội và thách thức đối với Công ty. Những nhân tố tác động mạnh mẽ do môi trường bên ngoài gồm: Các nhân tố chính trị, luật pháp; văn hoá xã hội; kinh tế; công nghệ; cạnh tranh...

Để thực hiện được công việc rất khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực này một cách có hiệu quả nhất đòi hỏi việc lựa chọn công cụ, tiêu chí đánh giá, thông tin cần thu thập xử lý,... phải thận trọng và chính xác. Vì vậy,

cần phải có sự tham gia của hầu hết các phòng ban, cán bộ các cấp của Công ty, đơn vị thành viên, thậm trí cần có sự phối kết hợp của các chuyên gia có kinh nghiệm về đánh giá môi trường, xu hướng biến động và ảnh hưởng của biến động tới các hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn chiến lược.

Việc thực hiện đánh giá và là đầu mối tiếp nhận xử lý thông tin là Phòng Kế hoạch phát triển. Một số nội dung chính cần làm rõ trong bước này là: nhu cầu thị trường; các chính sách quản lý của Nhà nước, tình hình các đối thủ cạnh tranh; mức độ và yếu tố cạnh tranh chủ yếu trên thị trường... Do đó, phòng Kế hoạch phát triển cần phải nắm chắc, đánh giá, xử lý và lưu trữ thông tin một cách có hệ thống và logic.

Bước 3: Đánh giá môi trường nội bộ

Đánh giá môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trên cơ sở đó phát huy những ưu điểm và hạn chế, đẩy lùi những nhược điểm. Công ty cần đánh giá các yếu tố: Mô hình tổ chức, hệ thống các quy trình quản lý, quy trình kinh doanh; Đội ngũ lao động; Hệ thống mạng lưới phân phối; Tình hình tài chính; Kết quả sản xuất kinh doanh...

Thực hiện công tác đánh giá môi trường nội bộ là trách nhiệm của Phòng Tài chính - Kế toán phối hợp cùng Phòng Tổ chức nhân sự. Kết quả đánh giá sẽ được gửi lên Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch phát triển và thực hiện lưu trữ thông tin theo quy định của Công ty.

Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược

Phân tích và lựa chọn chiến lược để xây dựng các mục tiêu dài hạn và các phương án chiến lược lựa chọn thay thế. Để phục vụ cho việc lựa chọn chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn các mô hình đánh giá phù hợp. Đây là bước có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của Công ty. Vì vậy, Ban Giám đốc Công ty cần phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn được chiến lược đúng đắn. Yêu cầu đối với chiến lược được lựa chọn của Công ty là:

- Có tầm nhìn chiến lược lâu dài; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo đúng định hướng phát triển của Công ty; - Đáp ứng được nhu cầu thị trường;

- Phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.

Để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, Công ty cần khai thác và sử dụng rất nhiều thông tin, đồng thời đòi hỏi kỹ năng phân tích và sự hợp tác tốt của các cán bộ tham gia.

Việc quản trị chiến lược của Công ty được tiến hành sau khi chiến lược đã được hoạch định thông qua các công việc:

- Quản trị công tác thực thi chiến lược: Thực thi chiến lược là công việc quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc thực thi chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tới tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Quản trị công tác thực thi chiến lược là công cụ quan trọng để kiểm soát tiến trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra.

Nội dung chính của công tác quản trị chiến lược tại Công ty bao gồm: Việc thực hiện các mục tiêu hàng năm; việc triển khai các chính sách; phân bổ các nguồn lực; kết hợp cơ cấu tổ chức với thực hiện; công tác hoàn thiện hệ thống sản xuất và điều hành; công tác phát triển nguồn nhân lực.

Để thực hiện công tác quản trị chiến lược, Công ty phải xây dựng được hệ thống cập nhật thông tin theo dõi, kiểm soát hữu hiệu tiến trình thực hiện. Chịu trách nhiệm chính và là đầu mối tiếp nhận thông tin là Phòng Kế hoạch phát triển.

Thông qua công tác quản trị chiến lược kinh doanh, Ban Giám đốc Công ty có thể kiểm soát được việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh.

- Đánh giá việc thực hiện chiến lược: là việc đánh giá ảnh hưởng của những quyết định quản trị trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của

Công ty. Đây là hoạt động hết sức cần thiết giúp Công ty có cách nhìn khách quan và đưa ra những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Ban Giám đốc Công ty cần tiến hành đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn. Nội dung của việc đánh giá gồm:

+ Đánh giá mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kế hoạch;

+ Phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan trong việc thực hiện; + Những giải pháp, sửa đổi cần thiết để thực hiện thành công mục tiêu.

Để thực hiện được việc đánh giá chiến lược, Công ty cần phải xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá. Chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá là Phòng Kế hoạch phát triển.

Tuy nhiên, để tiến hành hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh thành công cần có những điều kiện:

- Cần có thống nhất trong Ban Giám đốc Công ty, lãnh đạo các phòng ban chức năng và Ban Lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị thành viên, và điều quan trọng là phải quyết tâm thực hiện các mục tiêu của chiến lược kinh doanh đã được lựa chọn.

- Các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch triển khai thực hiện phải được phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ công nhân viên toàn Công ty, thu hút được sự tham gia đầy đủ, nhiệt tình đội ngũ cán bộ công nhân viên.

- Phải xác định rõ ràng kế hoạch triển khai thực hiện.

- Các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược phải được đảm bảo. - Hệ thống thông tin quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát hữu hiệu trong việc theo dõi chặt chẽ tiến trình thực hiện chiến lược phải đáp ứng được yêu cầu.

- Đội ngũ các nhà quản lý của Công ty phải có đủ trình độ, năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 103 - 109)