Phương pháp xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch lao động tiền lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 42 - 48)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.2.4.Phương pháp xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch lao động tiền lương

trả cho người lao động trong năm kế hoạch, bao gồm cả quỹ lương sản phẩm, quỹ lương bổ sung (phần quỹ lương nằm ngoài quỹ lương sản phẩm, dùng để trả cho những ngày nghỉ việc được hưởng lương và lương trả cho những lao động mà thời gian công tác của họ chưa tính vào đơn giá lương tổng hợp) và các khoản khác như phụ cấp, dự phòng tiền lương nâng bậc đối với doanh nghiệp nhà nước, dự phòng khác nếu có.

1.3.2.3. Căn cứ để lập kế hoạch lao động tiền lương

- Các định mức lao động: Như định mức năng suất (Mns – quy định số sản phẩm tối thiểu phải làm ra trong một ca sản xuất cho một hoặc một nhóm công nhân), định mức thời gian (Mtg – quy định thời gian tối đa để sản xuất/hoàn thành một đơn vị sản phẩm/một công việc), định mức phục vụ (Mpv – quy định mỗi máy/số đối tượng phải đồng thời phục vụ để đảm bảo tiến độ sản xuất chung);

- Hệ số thực hiện mức (h);

- Quỹ thời gian có mặt làm việc bình quân 1 công nhân (F);

- Kế hoạch sản xuất (Q) của loại sản phẩm, hoặc sản phẩm quy ước.

1.3.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch lao độngtiền lương tiền lương

- Phương pháp xác định thời gian lao động thực tế của công nhân:

Xác định tổng số ngày vắng mặt bình quân của một công nhân theo các lý do như: nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản,…

+ Số ngày nghỉ phép được tính bình quân gia quyền theo số công nhân có số ngày phép giống nhau thuộc các nhóm khác nhau.

+ Số ngày nghỉ ốm được tính bằng số ngày nghỉ ốm của toàn bộ lao động trong năm trước kết hợp với hiệu quả của các biện pháp cải tiến điều kiện làm

việc doanh nghiệp thực hiện trong năm kế hoạch.

+ Số ngày nghỉ thai sản được lập dựa trên kế hoạch nghỉ sinh của chị em đã đăng ký và chế độ nhà nước quy định.

+ Số ngày nghỉ khác (hội họp, tập huấn nghiệp vụ,…) được tính theo thực tế năm trước.

+ Số ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần: theo quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp.

Tổng hợp các ngày nghỉ trên ra tổng số ngày vắng mặt dự kiến của một công nhân trong năm. Từ đó tính được số ngày làm việc của một công nhân trong năm kế hoạch.

Độ dài làm việc bình quân ngày thông thường là 8giờ/ngày. Đối với một số doanh nghiệp do điều kiện làm việc độc hại thì có chế độ riêng.

Số ngày làm việc bình quân và độ dài làm việc bình quân một ngày của mỗi công nhân là căn cứ để tính toán số công nhân sản xuất chính.

- Phương pháp xác định số công nhân chính:

Tuỳ thuộc vào tính chất công việc thực hiện, dây chuyền sản xuất và mức lao động cho từng công việc, có công thức xác định khác nhau:

+ Đối với trường hợp ban hành mức năng suất: số công nhân chính (S) được xác định như sau:

S =

Q Mns x h x F + Đối với trường hợp ban hành mức thời gian:

S = Mtg x h x QF

+ Đối với trường hợp ban hành mức phục vụ nhiều máy, nhiều thiết bị: S = Số máy (thiết bị) trong bộ phậnM x số ca/ngày làm việc

Lưu ý số ngày làm việc là số ngày làm việc trong năm trừ đi số ngày sửa chữa lớn máy móc thiết bị theo định mức.

Trong đó: + Q là kế hoạch sản xuất sản phẩm + Mns là định mức năng suất

+ Mtg là định mức thời gian

+ Mpv là định mức phục vụ nhiều máy + h là hệ số thực hiện mức năng suất

+ F là quỹ thời gian có mặt làm việc BQ của 1 công nhân trong năm, lấy từ bảng cân đối thời gian lao động của 1 công nhân.

Việc sử dụng các công thức trên được áp dụng linh hoạt tại từng bước công việc. Sau khi tính được số công nhân tại từng bước công việc, tổng hợp lại sẽ có số công nhân chính cần thiết cho toàn bộ nhà máy, xí nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc xác định số lượng công nhân phụ được dựa vào định mức phục vụ công nhân chính hoặc định mức phục vụ máy. Công nhân phụ là công nhân phục vụ cho quá trình sản xuất, cho công nhân chính. Đây là đối tượng mà nhu cầu về số lượng ít biến động theo hàng năm nhưng thực tế lại thường xuyên biến động do công nhân phụ thường có xu hướng chuyển sang các công việc đòi hỏi ít sức lực hoặc được hưởng lương và các chế độ cao hơn.

- Xác định đơn giá tiền lương:

Đơn giá tiền lương được dùng làm căn cứ để xác định quĩ lương thực hiện và cả để dự tính quĩ lương kế hoạch.

+ Các loại đơn giá tiền lương: Đơn giá tiền lương là số tiền lương được phép chi cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra hoặc cho 1 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra (còn gọi là doanh thu).

Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm (hiện vật) sản xuất ra bao gồm đơn giá tiền lương cho sản phẩm cá nhân và đơn giá tiền lương cho sản phẩm tập thể.

Đơn giá tiền lương cho một đồng doanh thu (tiền thu bán hàng) là định mức cho 1,000 đồng doanh thu. Đơn giá trả lương này thường để dùng tính quĩ lương thực hiện cho các đơn vị trực thuộc trong tổng công ty.

+ Phương pháp xác định đơn giá tiền lương trên 1,000 đồng doanh thu:

Được xác định trên cơ sở quĩ lương kế hoạch và doanh thu kế hoạch, hoặc theo quĩ lương thực hiện và doanh thu thực hiện năm trước có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch.

* Dựa trên quỹ lương và doanh thu kế hoạch:

ĐML/1,000đ DT = Quỹ lương kế hoạchDoanh thu kế hoạch x 1,000

Trong đó, doanh thu kế hoạch dựa trên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và mức giá kế hoạch của các loại sản phẩm để xác định. Quỹ lương kế hoạch (QL) được tính như sau:

QL = ∑ = n i1 Si x Hi x Lgmin x 12 tháng + Tổng phụ cấp các loại Trong đó:

Lgmin - là lương tối thiểu của doanh nghiệp;

Si - là số lượng lao động hưởng hệ số lương cấp bậc giống nhau; Hi - hệ số cấp bậc lương của nhóm lao động thứ i;

n - số nhóm lao động có hệ số lương cấp bậc giống nhau.

Công thức trên áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước vận dụng chế độ lương nhà nước quy định. Đối với các loại hình doanh nghiệp không áp dụng chế độ lương theo quy định của nhà nước thì được xác định như sau :

QL = ∑

=

n

i1

Si x Li x 12 tháng

lương tháng của nhóm (theo thoả thuận tại hợp đồng lao động).

* Dựa trên quỹ lương và doanh thu thực hiện năm trước: Xác định như sau:

ĐML/1,000đ DT = Quỹ lương thực hiện năm trướcDoanh thu thực hiện năm trước x 1,000 x k

Trong đó, k là hệ số điều chỉnh theo giá sinh hoạt bình quân do doanh nghiệp tự xác định.

+ Phương pháp xác định đơn giá tiền lương theo sản phẩm: có đơn giá tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp và đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể.

* Đơn giá tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Là đơn giá mà doanh nghiệp dựa vào đó và số sản phẩm cá nhân trực tiếp làm ra trong tháng để tính lương trực tiếp cho từng công nhân hàng tháng. Đơn giá này được xác định dựa vào mức năng suất hoặc mức thời gian và mức lương ngày:

Đcn =

Mức lương ngày

(quy định mức năng suất) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức năng suất / ca hoặc,

Đcn = Mtg x Mức lương giờ (quy định mức thời gian)

* Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể: Muốn áp dụng hình thức trả lương này phải có đơn giá lương sản phẩm của tập thể. Đơn giá tiền lương sản phẩm của phân xưởng, công trường, đội xe là đơn giá trả lương của công ty cho phân xưởng, tính cho 1 đơn vị sản phẩm cuối cùng của phân xưởng hay công trường, còn gọi là đơn giá lương tổng hợp, vì nó bao gồm tiền lương của cả tập thể phân xưởng.

Đơn giá tiền lương tổng hợp là đơn giá tiền lương theo sản phẩm cuối cùng của phân xưởng. Được xác định như sau:

Đi = Mth x Lg (1 + k)

Trong đó:

- Mth là mức lao động tổng hợp của sản phẩm i: là tổng các mức lao động công nghệ (Mcn), mức lao động phục vụ (Mpv), mức lao động quản lý (Mql);

- Lg là mức tiền lương bình quân 1 giờ công: được xác định bằng mức lương tháng chia cho số giờ làm việc / tháng của mỗi công nhân;

- k là tổng các hệ số phụ cấp đưa vào đơn giá lương: được tính theo phần trăm trên lương chính hoặc tiền lương tối thiểu. Bao gồm các loại như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm ca ba, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm,...

- Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch: Quỹ lương năm kế hoạch của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

QL =

=

n

i1

Qi x Đi + Quỹ lương bổ sung

Trong đó:

Qi là số lượng theo kế hoạch sản xuất sản phẩm i; Đi là đơn giá lương tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm i; n là số loại sản phẩm sản xuất năm kế hoạch.

Quỹ lương bổ sung là phần quỹ lương nằm ngoài quỹ lương sản phẩm, dùng để trả cho những ngày nghỉ việc được hưởng lương và lương trả cho những lao động mà thời gian công tác của họ chưa tính vào đơn giá lương tổng hợp và các khoản khác, cụ thể bao gồm:

+ Tiền lương trả cho những ngày nghỉ việc được hưởng lương (TL1), dựa vào bảng cân đối thời gian lao động của công nhân

TL1 = Số ngày vắng mặt theo lý do nghỉ phép, hội họp, công tác x

Mức lương

bình quân ngày x Số công nhân

- Tiền lương trả cho bộ máy quản lý doanh nghiệp (TL2); - Các loại phụ cấp chưa đưa vào đơn giá lương tổng hợp (TL3);

- Tiền lương trả cho các phân xưởng phụ, phụ trợ (TL4);

- Dự phòng bổ sung tiền lương nâng bậc đối với DNNN (TL5). - Các khoản dự phòng khác nếu có.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần DABACO việt nam (Trang 42 - 48)