Điều khoản về phẩm chất (Quality hoặc Specification)

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55 - 58)

- Hợp đồng viết (Writing agrement): Hợp đồng này có ƣu điểm là có

2.4.2. Điều khoản về phẩm chất (Quality hoặc Specification)

Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lƣợng hàng hố; nói một cách

khác điều khoản này mơ tả về quy cách, kích thƣớc, cơng suất và các thơng số kỹ thuật .v.v.v của hàng hoá đƣợc mua bán. Mô tả chi tiết và đúng chất lƣợng hàng hố là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thời buộc ngƣời bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mô tả khơng kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thịi cho một trong hai bên.

Chẳng hạn: Một doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu xe gắn máy chỉ viết là xe Honda C70 bạn hàng đã giao xe của Malaysia với quy cách và phẩm chất không phù hợp với sở thích tiêu dùng của ngƣời Việt nam, vì vậy việc tiêu thụ lơ hàng đó vơ cùng khó khăn, ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn.

Thông thƣờng trong buôn bán quốc tế ngƣời ta thƣờng chọn một trong những cách sau đây để thể hiện chất lƣợng của hàng hoá trong hợp đồng ngoại thƣơng.

Điều khoản này nói lên mặt chất của hàng hố. Nó bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng. Một số phƣơng pháp quy định phẩm chất hàng nhƣ:

 Quy định phẩm chất hàng hoá giống mẫu cho trƣớc: Đây là cách quy định phẩm chất hàng hoá mua bán phải giống nhƣ mẫu hàng cho trƣớc. Tức là mẫu hàng là cơ sở để ngƣời bán giao hàng cho đúng, ngƣời mua đối chiếu so sánh khi nhận hàng và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp về phẩm chất hàng nếu có xảy ra.

92

+ Ngƣời bán giao mẫu cho ngƣời mua để kiểm tra hoặc ngƣời mua lập mẫu giao cho ngƣời bán nghiên cứu chấp nhận mẫu.

+ Nếu đối tác đồng ý thì sẽ lập thành 3 mẫu: Ngƣời mua giữ 1 mẫu, ngƣời bán giữ 1 mẫu và ngƣời thứ 3 giữ 1 một mẫu.

Ví dụ: NK bột giấy theo tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ mẫu và tài liệu kỹ thuật:

Quality: As per samples & technical data.

 Quy định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn: Đối với các sản phẩm đã có tiêu chuẩn sẵn thì dựa vào tiêu chuẩn đó để xác định phẩm chất của hàng hoá. Lƣu ý, khi dẫn chiếu vào hợp đồng cần nêu rõ tiêu chuẩn nào đƣợc áp dụng, không đƣợc mập mờ.

Ví dụ: Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam TCVN 4193:2001

 Quy định phẩm chất dựa vào hiện trạng hàng hóa: Đây là phƣơng pháp mơ tả chất lƣợng hàng hố “có sao bán vậy” hoặc ngƣời bán không chịu trách nhiệm về chất lƣợng hàng giao. Trong hợp đồng, cách mô tả này đƣợc ghi bằng tiếng Anh nhƣ “as it is”, “as it sale” hoặc “to arrived sale”. Quy định chất lƣợng hàng hoá nhƣ vậy thƣờng đƣợc áp dụng với trƣờng hợp mua bán đồ cũ, phế liệu (second-hand product)… và giá bán thƣờng thấp.

 Quy định chất lƣợng hàng hoá dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật: Đây là phƣơng pháp thƣờng áp dụng cho thiết bị máy móc, phƣơng tiện vận tải…Đi kèm với hợp đồng thƣờng là các phụ kiện hợp đồng nhƣ bảng thuyết minh, catalogue, chỉ dẫn lắp đặt và hƣớng dẫn vận hành.

 Quy định phẩm chất hàng hố bằng cách: Mơ tả hàm lƣợng các chất chủ yếu quyết định phẩm chất của hàng.

Hàm lƣợng của chất trong hàng hố có thể chia làm 2 loại:

- Hàm lƣợng chất có ích thƣờng đƣợc quy định hàm lƣợng (%) tối thiểu (min).

- Hàm lƣợng chất khơng có ích thƣờng đƣợc quy định hàm lƣợng (%) tối đa (max).

Ví dụ: Trong một hợp đồng xuất khẩu gạo 25% tấm ( 40% hạt nguyên ) cho Ấn Độ phần quy định chất lƣợng ghi nhƣ sau:

Moisture 12.0% Max Broken 25.0% Max

93 Foreign matter 0.5% Max Red kernel 4.0% Max Damage kernel 2.0% Max Immature kernel 1.0% Max Whole grain: 40% Min

Khi xác định chất lƣợng gạo doanh nghiệp đã không hiểu các tiêu chuẩn đánh giá gạo, nếu gạo đạt chỉ tiêu là 40% hạt nguyên là loại gạo 15% tấm chứ không phải là loại 25 % tấm. Khi giao hàng bạn hàng Ấn Độ căn cứ vào tiêu chí này mà từ chối nhận hàng và buộc phía Việt nam phải giao loại 40% hạt nguyên tối thiểu, tức là loại 15% tấm. Tất nhiên phía Việt nam không thể chở gạo quay lại Việt nam để thay bằng loại khác, để bạn hàng nhận gạo và thanh tốn phía Việt nam phải giảm giá, thƣơng vụ này bị lỗ vốn.

 Xác định chất lƣợng theo các tiêu chuẩn sẵn có trong thực tế

Có thể ghi theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn của nƣớc

ngƣời bán hoặc theo tiêu chuẩn của nƣớc ngƣời mua cũng có thể ghi theo tiêu chuẩn của đơn chào hàng đã đƣợc 2 bên thống nhất hoặc ghi theo ký hiệu đã đƣợc đăng ký quốc tế.

Ví dụ: Hàng hoá là màng nhựa BOPP trong suốt chƣa in màu, chƣa in chữ, chƣa gia cố, chƣa đƣợc hỗ trợ bằng các vật liệu khác dùng để sản xuất bao bì sản phẩm thì ghi: Export Standard, as per approved samples.

Hàng hoá là bột nhựa PVC đăng ký theo tiêu chuẩn quốc tế với các chủng loại:

+ Dùng để sản xuất các khớp nối, các sản phẩm tạo ra từ khuôn cứng, khuôn thổi, khuôn phun cứng, đƣợc ghi theo ký hiệu MVP- 58/K-58

+ Dùng để sản xuất ống nhựa bọc dây cáp điện làm tấm cứng đƣợc ghi theo ký hiệu : MVP-66/K-66

+ Dùng để sản xuất các tấm mềm, bọc dây cáp mềm, vải giả da đƣợc ghi theo ký hiệu MVP – 71/K- 71

 Xác định chất lƣợng dựa vào sự xem trƣớc và đồng ý

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng với những hợp đồng mua bán các loại hàng hóa sau khi đƣợc trƣng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc một số hóa chất, hợp chất khác.

94

Ví dụ: Chất lƣợng hàng là hƣơng liệu tổng hợp dùng để sản xuất kem đánh răng có tên hàng là: SPEARMINT TP 4472

Commodity: Spearmint TP 4472

Quality: as per previous shipment, the same as approved specification. Ngoài các phƣơng pháp nêu trên ngƣời ta còn sử dụng một phƣơng pháp khác nhƣ: dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng, dựa vào phẩm chất tiêu thụ tốt trên thị trƣờng lúc ký hợp đồng … những phƣơng pháp này không phổ biến do vậy chúng ta không đề cập ở đây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55 - 58)