Vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading – B/L)

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 93 - 94)

- Hợp đồng viết (Writing agrement): Hợp đồng này có ƣu điểm là có

4. Các chứng từ thƣờng sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu Sơ đồ 1: Chứng từ thường sử dụng trong thương mạ

4.3.1. Vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading – B/L)

Khái niệm: Vận đơn đƣờng biển là chứng từ vận tải thể hiện quá trình vận tải từ cảng đến cảng. Nghĩa là phƣơng tiện vận tải trong chứng từ vận tải là bằng tàu biển, quá trình vận tải bắt đầu từ một cảng và kết thúc cũng tại một cảng biển.

Chức năng:

- B/L là một biên lai của ngƣời chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.

- B/L là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đƣờng biển.

- Chức năng đặc biệt quan trọng: B/L là một chứng từ sở hữu hàng hoá, quy định hàng hoá sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hố bằng cách chuyển nhƣợng B/L.

Cơng dụng:

- Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Làm tài liệu về hàng hoá kèm theo trong bộ chứng từ thƣơng mại ngƣời bán gởi cho ngƣời mua hoặc ngân hàng để nhận thanh toán tiền hàng.

- Làm chứng từ để mua bán, cầm cố và chuyển nhƣợng hàng hoá.

- Làm căn cứ xác định số lƣợng hàng đã đƣợc ngƣời bán gửi cho ngƣời mua, dựa vào đó ngƣời ta ghi sổ, thống kê, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

Phân loại B/L:

- Căn cứ trên những ghi chú về hàng hố trên BL:

+ Vận đơn hồn hảo (Clean B/L): là vận đơn khơng có thêm điều khoản hay ghi chú rõ ròng điều kiện khiếm khuyết của hàng hố hay bao bì.

+ Vận đơn khơng hồn hảo (Unclean/claused/dirty/foul B/L): là loại vận đơn trên đó ngƣời chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hố hay bao bì.

- Căn cứ vào việc ngƣời vận tải đã nhận hàng để xếp lên tàu hay chƣa: + Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L): Là vận đơn đƣợc cấp cho ngƣời gởi hàng khi hàng hoá đã nằm trong khoang tàu.

130

+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L / Custody B/L): Vận đơn này đƣợc cấp trƣớc khi hàng hố đƣợc xếp lên tàu. Trên B/L khơng ghi rõ ngày tháng hàng hoá đƣợc xếp xuống tàu. Do vậy, sau khi hàng hoá đƣợc xếp xuống tàu, ngƣời gởi hàng phải đem vận đơn này đến hãng tàu đổi lấy vận đơn đã xếp hàng mới có giá trị thanh tốn.

- Căn cứ vào ghi chú trong mục ngƣời nhận hàng (Consignee):

+ Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Là B/L quy định ngƣời chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của ngƣời gởi hàng (to order of shipper), theo lệnh của ngân hàng (to order of XYZ bank), theo lệnh của ngƣời nhận hàng (to order of the shipper).

+ Vận đơn đích danh (B/L to a named person/Straight BL): Vận đơn này ghi rõ tên ngƣời nhận hàng đƣợc chỉ định trong mục Consignee ở mặt trƣớc. Chỉ có ngƣời có tên trong vận đơn mới đƣợc nhận hàng và vận đơn này không chuyển nhƣợng đƣợc.

+ Vận đơn xuất trình (bearer B/L): loại vận đơn này mục ngƣời nhận hàng ghi “to bearer”. Ngƣời nắm giữa vận đơn sẽ đƣợc nhận hàng và vận đơn này có thể chuyển nhƣợng đƣợc.

- Căn cứ vào phƣơng thức thuê tàu:

+ Vận đơn đƣờng biển theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L): Đây là loại vận đơn phát hành trong trƣờng hợp vận chuyển theo 1 hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party). Loại vận đơn này luôn ghi câu “to be used with charter parties” hoặc “issued pursuant to charter party dated…”

+ Vận đơn đƣờng biển tàu chợ (Liner BL): Đây là loại vận đơn đƣờng biển có đầy đủ chức năng của một vận đơn: Biên lại nhận hàng; Chứng từ sở hữu hàng; Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở.

- Căn cứ vào hành trình vận chuyển:

+ Vận đơn đƣờng biển đi thẳng (Direct B/L): Vận đơn đƣợc cấp cho lô hàng đi thẳng từ cảng bốc đến cảng đích mà khơng chuyển tải.

+ Vận đơn đƣờng biển đi suốt (Through/Transhipment B/L): Đây là loại vận đơn cấp cho lô hàng đƣợc chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng đích mà dọc đƣờng hàng đƣợc chuyển từ tàu này sang tàu khác hoặc trung chuyển từ phƣơng tiện của phƣơng thức vận tải này sang phƣơng tiện của phƣơng thức vận tải khác. Trên vận đơn đƣờng biển đi suốt có ghi chú tên các phƣơng tiện vận tải tham gia chuyên chở hàng, cảng bốc hàng, cảng chuyển tải, cảng đích.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 93 - 94)