Phát triển ngân hàng số mạnh mẽ hơn

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 111 - 112)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2022 – 20

3.1.3.2. Phát triển ngân hàng số mạnh mẽ hơn

Theo báo cáo, dịch bệnh xuất hiện khiến tâm lý, hành vi ti u dùng và đầu tư của khách hàng thay đổi, nhưng cũng là chất xúc tác thúc đẩy cả các ngân hàng và khách hàng tiến tới sử dụng các dịch vụ ngân hàng số và thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhiều hơn.

"Đây là cơ hội để ngân hàng cơ cấu lại nguồn thu, dịch chuyển dần từ thu dịch vụ tín dụng sang thu dịch vụ thơng qua phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đáp ứng nhu cầu thanh tốn của người dân," báo cáo nhận định.

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng năm 2021 sẽ là năm bùng nổ về chuyển đổi số. Theo đó, cuộc đua về chuyển đổi số không chỉ diễn ra ở khối các ngân hàng TMCP tư nhân mà còn cả trong khối ngân hàng có vốn Nhà nước.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tới cuối năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua di động tăng tới hơn 1.111,2% và 4.049,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong tháng 6, Vietnam Report đã thực hiện khảo sát với các ngân hàng về tình hình triển khai chuyển đổi số, kết quả ghi nhận 58,33% ngân hàng đang triển khai trên quy mô, 16,67% ngân hàng đã triển khai một phần và có 25% ngân hàng đang ở giai đoạn củng cố hệ thống vận hành.

Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra rằng nhiều ngân hàng đã áp dụng nền tảng dữ liệu di động, dữ liệu lớn (Big data), ngân hàng mở, tự động hóa quy trình bằng Robot, cơng cụ trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot, … ở mức cao và rất cao để phân tích hành vi, nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng blockchain còn ở mức hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 111 - 112)