VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 53)

Thành phố đã tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như quy chế đấu giá quyền sử dụng đất; phân chia nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất cho ngân sách quận huyện để khuyến khích việc sử dụng đất hiệu quả (năm 2009 thu tiền sử dụng đất 4.353 tỷ đồng); thưởng thu vượt dự toán đối với khoản thu tiền sử dụng đất để chi đầu tư (cấp lại số thu vượt tiền sử dụng đất năm 2009 là 1.198 tỷ đồng); phân cấp quản lý tài sản nhà nước; phân cấp cho quận, huyện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

khu đất có diện tích dưới 1.000 m2; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với

nhiệm vụ kinh tế - xã hội; phân cấp quyết định đầu tư; phân cấp quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị (đường, vỉa hè; hệ thống thoát nước; hệ thống đèn chiếu sáng công cộng dân lập; hành lang bảo vệ bờ sông, bờ kinh, bờ rạch); ban hành quy chế đấu thầu chợ nhằm khai thác có hiệu quả tài sản nhà nước; ban hành một số chế độ trợ cấp đặc thù; ban hành mức thu phí - lệ phí (năm 2009 thu 1.092 tỷ đồng); thí điểm đấu thầu quét thu gom rác đường phố; tổ chức thực hiện chương

trình cho vay kích cầu.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tài chính ở địa phương. Sở Tài chính, Phịng Tài chính - Kế hoạch quận huyện có kế hoạch kiểm tra tài chính hàng năm. Kiểm toán Nhà nước định kỳ kiểm toán ngân sách thành phố 2 năm/lần, bắt đầu từ năm 2009 kiểm tốn hàng năm. Việc thực hiện chế độ cơng khai ngân sách được thực hiện đúng quy định, tạo điều kiện cho công tác giám sát.

Các cơ chế, chính sách quản lý chi ngân sách đã có tác dụng nhất định, tạo được nguồn thu cho ngân sách thành phố, bổ sung vốn chi đầu tư phát triển, tiết kiệm ngân sách. Các cấp chính quyền địa phương phát huy được tính chủ động,

tích cực khai thác, huy động nguồn thu trên địa bàn, chủ động cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cơ chế, chính sách về tài chính vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa quy định cụ thể các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hóa theo hướng góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công; cơ chế huy động vốn xây dựng quỹ

nhà ở xã hội; giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất trong q trình đơ

thị hóa; phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi an ninh quốc phòng tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)