Hệ thống ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Trong quá trình đổi mới, hội nhập và bang giao quốc tế, hệ thống ngân sách nhà nước hiện hành đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, không phù hợp với thong lệ quốc tế, nên cần phải được cơ cấu lại theo hướng:

Một là, ngân sách cấp chính quyền địa phương, gọi tắt là ngân sách địa phương phải tách biệt ngân sách thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách đô thị) với ngân sách tỉnh.

Thực tiễn cho thấy, đô thị là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp - dịch vụ nên lượng khách vãng lai, khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng gia tăng; mật độ dân cư đông đúc, tốc độ tăng dân số nhanh do tốc độ tăng dân số tự nhiên cộng với việc thu hút lực lượng lao động từ các địa phương khác mà chúng ta thường gọi là “tăng cơ học”. Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật về dân cư là có nhiều tầng lớp khác nhau về văn hóa, nghề nghiệp, quy mơ hộ gia đình, lứa tuổi… dẫn đến các nhu cầu về kiến thiết thị chính và chỉnh trang đơ thị khơng ngừng gia tăng như: Phát triển hạ tầng giao thông, cấp thốt nước, quy hoạch đơ thị, cơ sở giáo dục, y tế… nên nhiệm vụ quản lý đơ thị của chính quyền thành phố cũng có nhiều khác biệt về quy mơ, tính chất so với chính quyền cấp tỉnh, nơi mà dân cư phân tán, đường giao thông thưa thớt, hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể.

Tính chất, quy mơ hoạt động kinh tế xã hội của những vùng dân cư khác nhau nên nguồn thu, nhiệm vụ chi tiêu của cấp chính quyền địa phương khác

nhau tất yếu dẫn đến nhiệm vụ và yêu cầu quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi ngân sách khác nhau.

Hai là, xóa bỏ ngân sách quận, huyện trong ngân sách địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong q trình thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường và những tổng kết bước đầu cho thấy tính hợp lý và hiệu quả của cơng tác thí điểm trên, và tin chắc rằng trong tương lai không xa sẽ thực hiện chính thức trên phạm vi cả nước. Và lúc đó, xét về phương diện lý thuyết, pháp lý và khoa học quản lý thì ngân sách cấp quận, huyện khơng cịn cơ sở tồn tại. Nó chỉ là một đơn vị dự toán ngân sách địa phương.

Ba là, ngân sách xã không thuộc hệ thống ngân sách nhà nước theo thực tiễn hoạt động ngân sách xã và thông lệ quốc tế.

Do tính chất, quy mơ, tập tục dân cư của từng địa bàn xã có nhiều nét đặc thù nên hoạt động kinh tế - xã hội mang nặng tính chất làng xã, các đối tượng chi và tính chất kinh tế các khoản chi ngân sách xã không tương đồng với ngân sách địa phương và nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội không nhiều, dẫn đến thiết chế bộ máy quản lý hành chính nhà nước của chính quyền cấp xã đơn giản nên hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường đều không đưa ngân sách xã vào hệ thống ngân sách nhà nước. Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nên không thể là trường hợp ngoại lệ.

Từ những trình bày trên, hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Ngân sách của Chính phủ trung ương, gọi tắt là ngân sách trung ương; - Ngân sách của chính quyền địa phương, gọi tắt là ngân sách địa phương, gồm

+ Ngân sách của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, gọi tắt là ngân sách đô thị.

+ Ngân sách tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)