Chi ngân sách quận - huyện (bao gồm phường - xã - thị trấn) chiếm tỷ trọng khoảng 24% số chi ngân sách thành phố, Kết quả chi ngân sách cấp quận, huyện theo phụ lục số 02 đính kèm.
Từ năm 2006 đến năm 2009 đều vượt dự toán ngân sách từ 25% đến 30%. Nếu khơng tính các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách nhà nước (ghi thu ghi chi) vì khơng ghi vào dự tốn, chi cân đối ngân sách cũng vượt dự toán hàng năm từ 13% đến 21%. Chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng bình quân 32% chi cân đối ngân sách. Chi thường xuyên (bao gồm cả chi từ số chuyển nguồn năm trước sang) từ năm 2006 đến năm 2009 đều vượt dự tốn ngân sách hàng năm trên 10%, trong đó chủ yếu do khoản chi tăng lương tối thiểu hàng năm và các nhiệm vụ chi được thành phố bổ sung.
Tóm lại, với việc thay đổi cơ chế quản lý và kinh tế tăng trưởng, chi ngân sách thành phố từ năm 2006 đến nay đã có bước biến đổi cơ bản, chi đầu tư phát triển tăng dần qua các năm, hàng năm có bổ sung quỹ dự trữ tài chính. Quy mơ NSNN gia tăng đã tạo cơ sở cho việc gia tăng chi đầu tư phát triển, tỷ trọng trong tổng chi cân đối từ năm 2006 là 36,89% tăng lên 51,69%; đảm bảo các nhu cầu chi thường xuyên, trả nợ gốc và lãi huy động đầu tư. Chi thường xuyên ổn định khoảng 40% tổng chi cân đối, chi trả nợ 10% tổng chi cân đối.
Trong điều hành, ngân sách hàng năm đã dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương. Trên cơ sở phân cấp của thành phố, các quận - huyện đã chủ động phát huy thế mạnh, khai thác tiềm năng, phấn đấu đảm bảo nguồn thu cân đối ngân sách địa phương. Đây là kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng của việc điều hành, quản lý NSNN và thể hiện rõ nguyên tắc quản lý do Luật NSNN quy định.