Giai đoạn lập ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

- Từ ngày 01/4 đến trước ngày 01/5 hàng năm.

Bộ Tài chính trình lên Chính phủ những sự kiện liên quan đến dự báo kinh tế, triển vọng tổng quát về thuế, phí và lệ phí…, để Chính phủ có thể có những ấn định thích đáng về chính sách ngân sách cho năm sau. Sau khi có ý kiến của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư hướng dẫn chính sách ngân sách

kèm theo hệ thống mẫu biểu lập dự toán ngân sách, gửi cho các Bộ và địa phương (sau đây gọi tắt là Bộ).

- Từ ngày 01/5 đến ngày 30/6.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính và những dự trù về chương trình cơng tác của mình, các Bộ (đối với NSTW), các Sở (đối với NSĐP) họp với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc để hướng dẫn mục đích, u cầu và nội dung lập dự tốn ngân sách. Sau đó, các đơn vị tiến hành lập dự tốn ngân sách của mình và gửi đến Bộ (Sở) trước ngày 20/6 để được xem xét, quyết định và tổng hợp dự toán ngân sách của Bộ (Sở), gửi đến Bộ (Sở) Tài chính và Bộ (Sở) Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 30/6.

- Từ ngày 01/7 đến 15/9.

Bộ (Sở) Tài chính nhận được những hướng dẫn về chính sách của Chính phủ hoặc UBND địa phương cho năm sau (thông qua đánh giá của Chính phủ hoặc UBND địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và những giải pháp cơ bản 6 tháng cuối năm và năm sau) thẩm tra những dự án ngân sách của các Bộ, Sở. Sau đó trực tiếp làm việc với từng Bộ (Sở) để được giải thích và hiểu biết thêm về những dự án ngân sách của họ. Trên cơ sở đó Bộ (Sở) Tài chính dự thảo dự toán ngân sách trung ương (ngân sách địa phương) và tổng hợp NSNN trình Chính phủ xem xét chấp thuận.

- Từ ngày 15/9 hay trước đó, đến ngày 30/9.

Bộ (Sở) Tài chính phối hợp với Bộ (Sở) Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo các văn kiện sau đây để kèm theo dự toán NSNN mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội (Chủ tịch UBND trình HĐND):

1. Tình hình thực hiện ngân sách năm trước, những căn cứ xây dựng dự toán ngân sách, những nội dung cơ bản và những giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách;

2. Các nhiệm vụ chi ngân sách, trong đó nêu rõ những mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách;

3. Các nhiệm vụ thu ngân sách kèm theo những giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách;

4. Bội chi NSNN và những nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước;

5. Danh mục các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản quan trọng thuộc nguồn NSNN;

6. Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự tốn thu, chi NSNN. Những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính, tiền tệ và NSNN.

3.3.2.2. Giai đoạn phê chuẩn và ban hành ngân sách. - Từ ngày 01/10 đến ngày 15/11.

Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội (HĐND) nghiên cứu, thẩm tra những tài liệu, tin tức về dự tốn ngân sách do Chính phủ (UBND) đệ trình. Tổ chức những cuộc khảo sát thực tế tại các Bộ (Sở) nếu cần. Sau đó, quyết định một dự tốn ngân sách theo sự xét đốn của Ủy ban này; trình Quốc hội (HĐND) xem xét, thảo luận và biểu quyết trước ngày 15/11 càng sớm càng tốt để Chính phủ có đủ thời gian lập phương án phân bổ ngân sách cho các Bộ và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định để Thủ tướng giao dự toán ngân sách cho từng Bộ và mức bổ sung từ NSTW cho NSĐP được kịp thời, đồng thời các Bộ có đủ thời gian phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và thực hiện các bước tiếp theo trước khi năm ngân sách mới bắt đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)