Thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 63)

2.3.2.2 .Thách thức từ trong nước

2.3.2.3. Thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế

Thứ nhất, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế kinh tế thị trường chưa đầy đủ,

chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về

ngân hàng. Cụ thể là Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các

TCTD năm 2004 bộc lộ khá nhiều hạn chế nhưng đến nay vẫn chưa được điều

chỉnh:

- Luật chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát nên phát sinh nhiều văn bản dưới luật, mà các văn bản này lại bị chi phối bởi một số luật liên quan (Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư) dẫn đến khó khăn cho các TCTD trong q trình thi hành luật.

- Một số quy định của Luật các TCTD còn chưa rõ ràng, minh bạch gây ra nhiều vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Ví dụ: Luật khơng quy định rõ các nghiệp vụ nào TCTD đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép; quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mẹ và ngân hàng con chưa

được quy định rõ ràng; một số vấn đề về cạnh tranh giữa các TCTD chưa được đề cập cụ thể.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp này, những

khó khăn trong q trình hoạt động sẽ khiến OCB phải chịu những thiệt hại to lớn.

Thứ hai, các NHNNg đang ra sức giành thị phần và mở rộng tầm ảnh hưởng

trường tài chính. Các NHNNg đang hoạt động tại Việt Nam đều đứng trong bảng

xếp hạng 100 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citi Bank (Mỹ), Standard Chartered

Bank (Anh), Deutshe Bank (Đức)... Dựa vào thế mạnh đó cùng với trình độ cơng

nghệ cao, bên cạnh các hoạt động cho vay và đầu tư, các NHNNg sẽ mở rộng thị phần trong lĩnh vực TTQT, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích

khác. Điều này sẽ làm mơi trường cạnh tranh của các NHTM trong nước cũng như

OCB tăng dần. Do đó, thị phần TTQT của OCB có xu hướng thu hẹp. Điều này vừa

là động lực lại vừa là áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể

cạnh tranh với các NHNNg và giành lấy thị phần tốt nhất.

Thứ ba, việc thu hút nguồn vốn góp từ các NHNNg vừa tạo ra cơ hội cho

OCB, đồng thời cũng đem lại thách thức do các NHNNg nắm quyền kiểm soát một

số hoạt động của OCB qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Thứ tư, trong quá trình hội nhập, OCB cũng chịu tác động mạnh của thị

trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải

thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ từ phía Ngân hàng nhà nước. Cụ thể là OCB phải đáp ứng được các chuẩn mực an toàn trong hoạt động của TCTD theo nguyên tắc của Basel II: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR = 8%; đề ra tiêu chuẩn phân loại nợ theo IAS. Bên cạnh đó, có thể thấy bất kỳ động thái nào của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cơ bản cũng ngay lập tức tác động

đến mặt bằng lãi suất ngoại tệ trong nước và gián tiếp tác động đến hoạt động

TTQT của ngân hàng nội địa nói chung và OCB nói riêng.

Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng,

trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát của OCB còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận, thiết lập quan hệ đại

lý, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TTQT phát

triển; nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ cho OCB là làm

mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao sẽ ngày càng khó thu hút

khách hàng hơn.

2.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Hiện nay các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu còn hạn chế rất nhiều về mặt nghiệp vụ ngoại thương, cụ thể:

- Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu

- Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác

nước ngoài. "Nếu khơng biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập

khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro. Cũng cịn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ khơng rõ ràng.

- Doanh nghiệp Việt Nam khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá... - Doanh nghiệp thường quan tâm đến các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ

hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Tuy nhiên những hàng hố giá q rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng. Những doanh nghiệp vận tải giá rẻ thường khơng đảm bảo uy tín trong việc giao hàng đúng và đủ

như thoả thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp khơng có bảo hiểm,

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thơng qua việc phân tích số liệu và luận giải những vấn đề thực tế, chương 2 đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động thanh toán thanh toán quốc tế từ năm 2005 trở lại đây của NHTM CP Phương Đơng. Trong phần trình bày này tác giả đã trình bày thực trạng của NHTMCP Phương Đơng, những kết quả đạt được và ba nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động TTQT. Bên cạnh đó với hệ thống tư liệu và số liệu phong phú đã nêu được những kết quả, hạn chế và rủi ro chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế của OCB, từ đó phân tích những ngun nhân chính làm

ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động TTQT. Trên cơ sở những nguyên nhân này,

chương 3 của luận văn sẽ đề cập đến hệ thống các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB)

3.1. Giải pháp về phía ngân hàng TMCP Phương Đơng 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT.

3.1.1.1. Nâng cao năng lực tài chính tại OCB.

Năng lực tài chính là yếu tố đầu tiên quyết định tình trạng sức khỏe của Ngân hàng, theo qui định của NHNN thì đến cuối năm nay theo tiến trình thì các ngân hàng thương mại trong nước phải đạt vốn điều lệ tối thiểu là 3000 ngàn tỷ đồng. OCB cũng không ngoại lệ, hiện nay OCB đang ráo riết thực thiện kế hoạch để đạt được số vốn điều lệ này, theo lộ trình thì đến cuối năm 2010 vốn điều lệ OCB sẽ đạt 3100 tỷ đồng. Tháng 9/2010 OCB đã được NHNN đồng ý cho tăng vốn điều lệ

lên 3100 tỷ đồng. Việc đạt được vốn điều lệ theo qui định không chỉ đáp ứng theo yêu cầu của NHNN mà còn để tăng sức mạnh tài chính, tăng tính thanh khoản của OCB. Tuy nhiên số vốn này chỉ mới đáp ứng theo yêu cầu của NHNN, OCB phải nổ lực tăng vốn điều lệ một mặt làm tăng sức mạnh tài chính, mặt khác có thể tăng thêm nhiều dịch vụ.

Nguồn vốn mạnh góp phần khơng nhỏ trong việc gia tăng hoạt động TTQT

như tăng cường các nghiệp vụ tài trợ thương mại cho doanh nghiệp. Khi đó cần có

chiến lược phân chia nguồn vốn để đầu tư cho lĩnh vực này, cụ thể như dùng bao nhiêu phần trăm vốn để đầu tư cho lĩnh vực này. Theo tôi tỷ lệ này nên chiểm khoảng 30% trên tổng dư nợ OCB dành cho tài trợ thương mại, vì khi hoạt động này phát triển ta phát triển được các nghiệp vụ khác như: tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, “gói sản phẩm”, góp phần tăng thu nhập dịch vụ OCB.

3.1.1.2. Thực hiện chính sách thu hút khách hàng.

Hiện nay OCB chưa có chính sách khách hàng, tuy OCB đã thực hiện phân loại khách hàng nhưng chưa quy định cụ thể các chính sách ưu đãi cho từng nhóm khách hàng. Ví dụ nhóm khách hàng loại A thì được những ưu đãi thế nào về lãi

suất tín dụng, về giá mua ngoại tệ, phí dịch vụ,… Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác tiếp thị khách hàng.

Bên cạnh đó OCB cũng chưa có bộ phận làm cơng tác chăm sóc khách hàng,

đánh giá chất lượng dịch vụ phụ vụ khách hàng, lắng nghe ý kiến đóng góp, đánh gía của khách hàng và tìm hiểu chu cầu khách hàng… Các bộ phận nghiệp vụ tự thực hiện nếu có nhu cầu và việc thực hiện cũng chưa có sự đồng bộ. Vì vậy cần có

chính sách ưu đãi cụ thể về lãi suất, tỷ giá…với từng nhóm khách hàng và chính

sách hỗ trợ cụ thể đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là nghiệp vụ xuất khẩu, cụ thể: mở rộng tài trợ xuất khẩu, chính sách tài trợ XNK linh hoạt (cho thế chấp, cầm cố hàng hóa, cho vay tính chấp) để tăng thêm lượng khách hàng, doanh số xuất khẩu và mang thêm nguồn ngoại tệ cho ngân hàng.

Ngoài ra tỷ giá ngoại tệ cao làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong hoạt

động TTQT. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phản ánh về tình hình bán

ngoại tệ với giá quá cao và không chấp nhận tỷ giá ngoại tệ luôn ở mức cao so với các ngân hàng khác. Đây là những khách hàng có doanh số hoạt động cao và ổn định, khả năng thanh toán tốt. Do vậy, họ đã dần chuyển qua thanh toán tại các ngân hàng khác trên địa bàn. Vì vậy để duy trì lượng khách hàng cũ và thu hút thêm

khách hàng mới cần có chính sách ưu đãi về tỷ giá ngoại tệ đối với từng khách hàng

để phục vụ cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu.

3.1.1.3. Đẩy mạnh công tác tư vấn và thu hút khách hàng đến thanh toán quốc tế tại OCB. tế tại OCB.

Trước thực trạng kinh tế như hiện nay, thơng tin đóng vai trị vơ cùng quan

trọng trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu và là một chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng một cách có hiệu quả nhất, cụ thể:

Ngân hàng thông qua việc hướng dẫn các quy định, quy chế, thủ tục, hồ sơ cho khách hàng sẽ giúp khách hàng nắm bắt nhanh và cụ thể hơn những yêu cầu về mặt thủ tục và pháp lý trong thanh tốn L/C, tiết kiệm được cả thời gian, cơng sức và chi phí.

Ngân hàng với nguồn thơng tin đa dạng và chun mơn nghiệp vụ của mình có thể tư vấn cho khách hàng trong việc xem xét tính hiệu quả của dự án so sánh với các chỉ tiêu kinh tế của các dự án cùng loại (đặc biệt đối với các dự án có giá trị lớn), có tính đến các yếu tố thị trường trong và ngồi nước. Lợi ích của ngân hàng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì mới đảm bảo khả năng thanh tốn cho người bán khi đến hạn.

Có thể kể ra đây một số vấn đề mà ngân hàng có thể tiến hành tư vấn cho khách hàng của mình:

ă Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:

- Tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu bên mua mở cho mình một L/C đảm bảo nhất

- Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc chọn ngân hàng mở L/C và ngân hàng

thanh toán. Những ngân hàng càng lớn, càng có uy tín, quan hệ tốt và thường xun thanh tốn sịng phẳng thì việc thanh tốn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Tư vấn cho doanh nghiệp cách thức đòi tiền bằng thư hay bằng điện. L/C cho phép đòi tiền bằng điện là loại có lợi hơn cả vì tiền thu được nhanh hơn, tạo điều

kiện tăng nhanh vòng quay của vốn.

- Tư vấn cho doanh nghiệp cân nhắc các điều kiện bất lợi của L/C

- Ngân hàng cũng nên tư vấn cho khách hàng cách giải quyết khi bộ chứng từ có sai sót

ă i vi cỏc doanh nghiệp nhập khẩu:

- Tư vấn cho nhà nhập khẩu nên mở loại L/C nào

- Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc đưa các điều khoản vào L/C

- Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc chấp nhận các yêu cầu của bên bán khi

mở L/C, sửa đổi L/C sao cho khơng làm tổn hại đến lợi ích của mình...

Để góp phần phịng ngừa rủi ro, ngay từ ban đầu ngân hàng không chỉ làm tốt

công tác thẩm định mà còn phải tư vấn cho khách hàng những nội dung nằm trong khả năng của ngân hàng ngay từ khi khách hàng ký kết các hợp đồng ngoại thương.

Có nghĩa là ngân hàng khơng chỉ thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình

mà phải chủ động giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, hỗ trợ ngay khi khách hàng có yêu cầu. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm về các lĩnh vực có liên

quan như phương thức thanh toán, điều kiện ràng buộc, thời hạn trả nợ, lãi

suất,...ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng, thậm chí nếu cần có thể tham gia

đàm phán để có những điều khoản hợp đồng chặt chẽ hơn giảm thiểu sự bất lợi cho

khách hàng Việt Nam. Đây có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, vừa giải quyết được nhu cầu xuất - nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp, vừa phát triển được nghiệp vụ cho bản thân ngân hàng.

Chúng ta cũng đã thấy một thực tế là hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay cịn có nhiều hạn chế về nghiệp vụ ngoại thương,

đặc biệt trong lĩnh vực thanh tốn. Do đó, đồng thời với việc tư vấn cho khách hàng

thì ngân hàng cũng có thể mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ

ngoại thương cho khách hàng. Thơng qua hoạt động này, trình độ nghiệp vụ ngoại

thương của khách hàng được nâng cao và ngân hàng cũng tạo được mối quan hệ tốt

với khách hàng. Có thể nói đây là một biện pháp phịng ngừa rủi ro khá hữu hiệu,

đồng thời uy tín của ngân hàng trong con mắt của khách hàng cũng được nâng lên.

3.1.1.4. Tăng cường công tác phát triển hoạt động TTQT tại các chi nhánh.

Các chi nhánh hiện nay chủ yếu tập trung phát triển và mở rộng về hoạt động tín dụng, ít có sự quan tâm đầu tư cho nghiệp vụ TTQT và ít chú trọng đến việc phát triển và mở rộng khách hàng có liên quan đến xuất nhập khẩu. Hiện nay các chi nhánh chỉ tập trung vào phát triển nghiệp vụ tính dụng mà ít quan tâm đến việc tăng nguồn thu từ dịch vụ TTQT do bị hạn chế về mặt nghiệp vụ. Do đó việc triển khai

và đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ TTQT trên tồn hệ thống gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy OCB cần phải có chiến lược và kế hoạch cụ thể trong việc đẩy mạnh triển khai nghiệp vụ TTQT như phải tăng cường công tác tiếp thị đến các doanh nghiệp

kinh doanh XNK, đào tạo trình độ nghiệp vụ TTQT cho nhân viên nghiệp vụ, đạo

tạo nhân viên tín dụng có khả năng thẩm định giá hoặc liên kết với công ty chuyên thẩm định giá để thẩm định đúng giá trị lô hàng khi khách hàng thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 63)