Khái niệm rủi ro trong TTQT và các rủi ro chủ yếu trong TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)

1.2.1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế như: nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian… hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị.

1.2.2. Các loại rủi ro chủ yếu trong TTQT. 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng: 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng:

Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt là trong phương thức tín dụng chứng từ.

1.2.2.2. Rủi ro đạo đức:

Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên cố tình khơng thực hiện

đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay

cịn được hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong

thương mại và thanh tốn quốc tế vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở

rất cách xa nhau, thậm chí khơng hề gặp mặt nhau trong q trình thực hiện thương vụ.

1.2.2.3. Rủi ro quốc gia

Đây là những rủi ro liên quan đến thay đổi chính trị, kinh tế, về chính sách

quản lý ngoại hối – ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu, khơng nhận được hàng hóa.

1.2.2.4. Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu nại giữa các

bên tham gia thanh tốn. Khi đó vấn đề đặt ra là trọng tài nước nào thụ lý và xử lý

vụ án trên cơ sở pháp lý nước nào? Cho dù trong hợp đồng ngoại thương đã đề cập vấn đề này, song khơng phải là khơng có những phức tạp. Bởi vì khơng có một bên nào có thể thơng thạo và nắm vững luật phát quốc gia bên đối tác.

1.2.2.5. Rủi ro ngoại hối

Rủi ro ngoại hối xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào

đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia

thanh toán. Nếu ngoại tệ được lựa chọn trong thanh toán lên giá sẽ gây tổn thất cho

người nhập khẩu, ngược lại sẽ gây thiệt hại cho bên xuất khẩu.

Tỷ giá biến động trên hai phương diện: thứ nhất là ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi như tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước. Thứ hai là sự tương tác nhiều chiều của chính sách kinh tế - tài chính – tiền tệ ở mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ phương diện trên chính là quan hệ cung – cầu ngoại hối trên thị trường.

1.2.2.6. Rủi ro về tác nghiệp

Đây là rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây ra. Rủi ro này thường được thể hiện trong việc lập hồ sơ chứng từ khơng hồn hảo, khơng đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo

UCP 600 và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.

Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu là trình độ ngoại thương và thanh tốn quốc tế của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu khắt khe của L/C, của quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 dẫn đến sai sót trong q trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến

khi lập chứng từ và thanh tốn. Ngồi ra, cũng phải kể đến trình độ nghiệp vụ, ý

thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và

các văn bản liên quan.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)