Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng OCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

2.2. Thực trạng về rủi ro thanh toán quốc tế tại OCB

2.2.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng OCB

2.2.2.1. Rủi ro tín dụng.

Trong hoạt động thanh tốn quốc tế, rủi ro tín dụng là khơng thể tránh khỏi vì hoạt thanh tốn quốc tế tại OCB khơng chỉ đơn thuần là việc thanh toán các lệnh chuyển tiền theo cầu của khách hàng khi khách hàng có khả năng thanh toán mà OCB còn tài trợ thương mại cho khách hàng để bổ sung vốn kinh doanh. Phần lớn các khoản tài trợ thương mại do OCB cấp cho khách hàng thường có tài sản thế chấp. Do đó, trước khi quyết định tài trợ cho khách hàng OCB thường thẩm định

kỹ. Tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi rủi ro tín dụng nếu khách hàng hoặc về phía OCB có cán bộ cố tình làm sai.

Do hạn chế về vốn nên hàng năm OCB dành tỷ lệ rất ít cho hoạt động tài trợ này. Tuy nhiên rủi ro từ hoạt động này vẫn tồn tại, khi xảy ra rủi ro tín dụng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng rất nhiều trong việc xử lý và thu hồi nợ. Gây ứ động vốn và

ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Bảng 2.4. DOANH SỐ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA OCB

Đơn vị: 1,000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Thanh toán nhập khẩu 18,719 21,161 33,280 37,631 42,607

- L/C 8,887 10,224 17,235 18,485 21,123

- Nhờ thu 5,626 4,995 7,203 7,244 8,469

- TTR 4,206 5,942 8,842 11,902 13,015

2.Thanh toán xuất khẩu 14,196 16,610 29,808 35,999 47,310

- L/C 7,045 8,366 15,538 15,317 19,687

- Nhờ Thu 523 772 1,512 3,526 4,887

- TTR 6,628 7,472 12,758 17,156 22,736

Doanh số chiết khấu BCT xuất

khẩu 742 1,111 4,523 2,856 3,016

(Nguồn Tổng hợp từ “Báo cáo TTQT” của phòng TTQT OCB)

Qua bảng 2.4 ta thấy hoạt động tài trợ XNK của OCB tăng qua các năm cụ thể năm 2006 tăng 15% so với năm 2005, năm 2007 tăng cao nhất 67% năm 2008

tăng 17%, năm 2009 tăng 22%. Tỷ lệ tài trợ tăng qua các năm chứng tỏ hoạt đông

tài trợ XNK của OCB ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu thanh toán XNK của khách hàng ngày càng cao. Ngoài việc thu được phí dịch vụ từ thanh toán quốc quốc tế OCB còn tăng được thu nhập lãi vay từ hoạt động này, phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…

Bên cạnh đó OCB cũng ln đối mặt với rủi ro tín dụng thường xuyên. Với tỷ lệ tài trợ tăng mỗi năm đòi hỏi OCB càng phải ngày càng nâng cao hơn nữa công

Bảng 2.5 SỐ LIỆU TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA OCB (ĐVT: 1,000 USD) NĂM SỐ VỐN TÀI TRỢ SỐ VỐN THU HỒI TỶ LỆ VỐN

CHƯA THU HỒI

2005 32,915 32,586 -1% 2006 37,771 37,393.29 -1% 2007 63,088 63,088.00 0%

2008 73,630 71,421.10 -3%

2009 89,917 87,219.49 -3%

(Nguồn Tổng hợp từ “Báo cáo TTQT” của phòng TTQT OCB)

Qua bảng 2.5 ta thấy số vốn tài trợ thương mại của OCB, số vốn thu hồi của OCB và tỷ lệ vốn chưa thu hồi từ năm 2005 đến năm 2009. Trong đó số vốn chưa thu hồi đa phần là OCB tài trợ mở L/C nhập cho khách hàng. OCB là ngân hàng cam kết thanh tốn nếu ngân hàng nước ngồi xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Do

đó, khi đến hạn thanh tốn, doanh nghiệp khơng đủ tiền thanh tốn OCB yêu cầu

khách hàng nhận nợ bắt buộc sau đó thanh tốn trước cho ngân hàng nước ngoài và thu hồi khoản nợ sau.

Trong năm 2008, 2009 OCB có tỷ lệ vốn chưa thu hồi cao nhất 3%. Tỷ lệ này là do năm 2008 và 2009 Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh

tế tồn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam khơng quay kịp đồng vốn nên ảnh hưởng

đến việc thu hồi vốn của OCB.

2.2.2.2. Rủi ro ngoại hối

Việt Nam là một nước hàng năm có lượng nhập siêu rất lớn, do đó nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu về thường không cao. Đặt biệt OCB so với các ngân hàng lớn

như Vietcombank hay Nơng nghiệp thì lượng hàng xuất qua OCB khơng nhiều. Qua

bảng 2.6 ta thấy doanh số TTQT hàng nhập của OCB hàng năm luôn cao hơn doanh số hàng xuất. Năm 2005 doanh số TTQT hàng nhập cao hơn doanh số hàng xuất

đến 47%, năm 2006 cao hơn 48%, năm 2007 cao hơn 62%, năm 2008 cao hơn 53%, năm 2009 cao hơn 28%. Do đó ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ cho khách hàng

khi thanh toán nhập khẩu. Điều này sẽ gây ra rủi ro ngoại hối cho OCB. Cụ thể khi OCB cho tài trợ nhập cho khách hàng.

Bên cạnh đó, năm 2008, 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho tỷ giá ngoại tệ biến động dữ dội tạo ra sự khan hiếm ngoại tệ. Nguồn USD từ thanh tốn hàng xuất qua OCB có tăng hơn những năm trước nhưng vẫn không đủ cho thanh toán hàng nhập. Các hợp đồng thương mại đa phần lựa chọn USD là đồng tiền thanh toán nên tạo thêm áp lực cho đồng tiền này. OCB phải từ chối thanh toán hàng nhập khẩu bằng các phương thức như chuyển tiền, nhờ thu

để nguồn ngoại tệ thanh toán cho các L/C nhập khẩu đến hạn. Nếu khách hàng có

nhu cầu thanh toán phải mua ngoại tệ từ thị trường tự do rồi bán lại cho OCB để thanh toán. Mặc dù dành nguồn ngoại tệ để thanh toán các L/C đến hạn nhưng vẫn

không đủ nguồn chỉ đáp ứng được khoảng 90%. Do lượng hàng xuất về thấp nên lượng trữ ngoại tệ của OCB cũng khơng nhiều. Vì vậy, có trường hợp OCB phải

mua lại ngoại tệ từ thị trường liên hàng thậm chí cả thị trường tự do với tỷ giá cao

để đảm bảo nguồn thanh toán các cam kết đến hạn nếu khơng sẽ làm giảm uy tín

của OCB với đối tác và thị trường thế giới.

Bảng 2.6: Doanh số TTQT của OCB từ năm 2005 đến năm 2009

(ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU USD)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng DS TTQT OCB 87.60 100.00 128.00 124.47 80.00 L/C NK 31.60 49.33 68.30 57.37 23.87 NT NK 6.00 5.95 12.84 12 6.11 TTR ĐI 27.00 18.61 22.73 26 21.12 Tổng DS TTQT hàng nhập 64.60 73.89 103.87 95.37 51.09 L/C XK 4.50 5.06 0.76 1.2 - NT XK 0.50 1.74 0.58 0.9 0.95 TTR ĐẾN 18.00 19.31 22.79 27 27.96 Tổng DS TTQT hàng xuất 23.00 26.11 24.13 29.10 28.91

2.2.2.3. Rủi ro luật pháp.

Rủi ro này thường xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ. Mặc dù L/C

ra đời dựa trên hợp đồng thương mại nhưng lại độc lập với hợp đồng thương mại.

Rủi ro luật pháp liên quan đến những sự cố hoặc sai sót trong q trình hoạt

động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến ngân hàng bị khởi

kiện.

Nguyên nhân sâu xa của rủi ro pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau, dù thanh toán quốc tế lựa chọn phương thức Tín dụng chứng từ theo UCP 600 song

ở nhiều nước khác nhau giao dịch này cũng bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật

quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại nói chung và OCB nói riêng khi tham gia thanh tốn quốc tế. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào luật pháp nước đó. Luật quốc gia thơng thường tơn trọng và ít

khi đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải là hoàn toàn khơng có mâu

thuẫn. Nếu có sự khác biệt thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ. Quan điểm của ICC (International Chamber of Commerce – Phòng thương mại quốc tế) không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho tịa án xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi.

Mặc dù rủi ro này luôn tồn tại trong hoạt động TTQT nhưng OCB ln kiểm sốt rủi ro này rất cao, từ khi thành lập OCB đến nay OCB chưa vi phạm rủi ro này.

Đây là một điều đáng mừng và OCB sẽ ln phát duy trì và phát huy để khơng xảy

ra rủi ro này.

2.2.2.4. Rủi ro về tác nghiệp

Đây là rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây ra như doanh

nghiệp và cả OCB. Lỗi rủi ro này thường là do doanh nghiệp cung cấp sai thơng tin, lập bộ chứng từ khơng hồn hảo… đã tạo ra rủi ro về tác nghiệp cho nhân viên của OCB trong khi thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên rủi ro này chỉ xảy ra đối với

tra chứng từ rất kỹ sau đó sẽ tư vấn cho khách hàng. Đối với các bộ chứng từ tín dụng xuất, khi phát hiện sai sót OCB thường yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại. Nếu khách hàng không làm theo yêu cầu tư vấn của OCB. OCB vẫn thực hiện gửi chứng từ khách hàng đi nhưng nếu khách hàng muốn được chiết khấu bộ chứng từ thì OCB chiết khấu với tỷ lệ thấp nếu là khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm hoặc có thể bị từ chối. Những sai sót trong phương thức chuyển tiền thường khơng nghiêm trọng như chuyển sai hoặc thiếu số tài khoản người nhận hay sai hoặc thiếu

tên người thụ hưởng. Lỗi này nếu do khách hàng cung cấp sai thì khách hàng sẽ làm

yêu cầu tu chỉnh lại lệnh thanh toán. Nếu đây là lỗi do ngân hàng thì ngân hàng sẽ tự làm điều chỉnh. Rủi ro này làm cho đơn vị hưởng nhận tiền chậm hơn, hoặc nếu nghiêm trọng hơn phải nhờ ngân hàng nước ngồi trả tiền đó về. Điều này làm giảm uy tín và tốn chi phí cho OCB.

Rủi ro tác nghiệp này thường chiếm tỷ lệ không cao dưới 10% trên các bức

điện thanh tốn mà OCB gửi đi (vì liên tục trong sáu năm liền OCB luôn đoạt giải

ngân hàng thực hiện TTQT xuất sắc có số lượng điện thực hiện thành công trên 90%).

2.2.2.5. Rủi ro đạo đức

Trong các phương thức thanh tốn thì phương thức tín dụng chứng từ dễ xảy

ra loại rủi ro này vì theo UCP 600 quy định việc thanh tốn L/ C chỉ dựa hồn tồn vào chứng từ hồ sơ thanh tốn, mà khơng căn cứ vào thực trạng hàng hóa. Sự tách biệt giữa thanh tốn theo hồ sơ và hàng hóa đã tạo ra khe hở cho một tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạo đức vẫn còn cơ sở tồn tại. Tuy nhiên loại rủi ro này OCB vẫn chưa gặp phải do đa phần khách hàng của OCB giao dịch với những khách hàng truyền thống của họ nên chưa gây ra rủi ro này cho OCB. Tuy nhiên khi hoạt động này ngày càng phát triển thì rủi ro này ngày càng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

2.2.2.6. Rủi ro của từng phương thức thanh toán

Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu các phương thức thanh toán chủ yếu và

thức tác giả trình bày trong chương 1 chỉ có phương thức tín dụng chứng từ thì dù

OCB có tham gia dưới hình thức nào cũng sẽ chịu rủi ro.

Các phương thức thanh tốn chuyển tiền, nhờ thu OCB chỉ có rủi ro khi tài

trợ cho doanh nghiệp (chịu rủi ro tín dụng) hay rủi ro về tác nghiệp khi thực hiện sai lệnh chuyển. Riêng về phương thức tín dụng chứng từ OCB sẽ có những rủi ro sau:

OCB là ngân hàng phát hành L/C: phải thực hiện thanh toán khi L/C đến hạn

cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hồn hảo. Rủi ro này thường

chiếm tỷ lệ khơng cao. Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy số vốn tài trợ và số vốn thu hồi từ

năm 2005 đến năm 2009 thì năm 2008 và 2009 chịu rủi ro có tỷ lệ cao nhất (chiếm

tỷ lệ 3%).

OCB là ngân hàng thông báo: khi OCB là ngân hàng thơng báo thì OCB

phải kiểm tra tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho khách hàng. Do OCB là một ngân hàng nhỏ nên lượng L/C qua OCB để thơng báo cũng khơng nhiều. Khi có nghiệp vụ này OCB thường thực hiện rất kỹ nên chưa xảy ra rủi ro tác nghiệp nào trong thông báo L/C cho khách hàng.

OCB là ngân hàng xác nhận: OCB là một ngân hàng nhỏ, số vốn điều lệ

cũng không nhiều nên OCB chưa được doanh nghiệp hay ngân hàng nước ngoài nào chọn làm ngân hàng xác nhận L/C. Hy vọng trong tương lai khi OCB lớn mạnh, vốn

điều lệ cao, tạo uy tín trên thị trường thế giới sẽ có nhiều doanh nghiệp chọn OCB

là ngân hàng xác nhận.

OCB là ngân hàng chiết khấu: Khi thực hiện nghiệp vụ này nếu OCB không

tuân thủ theo điều kiện của UCP600 sẽ gây ra rủi ro cho OCB. Phần lớn các bộ chứng từ L/C xuất trình qua OCB được OCB kiểm tra kỹ và OCB thường chiết khấu chứng từ cho những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài với OCB. Sản phẩm của họ thường là những mặt hàng truyền thống, quốc gia và ngân hàng của nhà nhập khẩu thường là ngân hàng có uy tín và quốc gia có nền chính trị ổn định.

Do đó, khi thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng OCB hiếm khi

2.3. Nguyên nhân rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại OCB. 2.3.1. Nguyên nhân từ phía OCB 2.3.1. Nguyên nhân từ phía OCB

Bên cạnh những kết quả đạt được OCB vẫn còn nhiều hạn chế và rủi ro trong hoạt động này. Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong hoạt động TTQT của OCB rất nhiều nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

2.3.1.1. Năng lực tài chính yếu

Biểu đồ 2.7: Vốn điều lệ của OCB từ 2005 – 2009 (đơn vị: tỷ VND)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB từ 2005 đến 2009)

OCB có năng lực tài chính yếu: điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh

khoản và tỷ lệ tài trợ thương mại OCB qua từng năm. Vốn điều lệ thấp so với quy mô và nhu cầu phát triển. Theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì tới hết năm 2008, vốn điều lệ của các NHTMCP trong nước phải đạt trên 1000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010, mức vốn điều lệ yêu cầu là 3000 tỷ đồng.

Do đó, OCB đã khơng ngừng tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu,

hợp tác với đối tác nước ngoài trong chiến lược phát triển của mình và đã hồn thành đúng quy định của Chính Phủ về quy mơ vốn điều lệ theo Nghị định 141.

Qua 5 năm từ 2005 đến 2009, vốn điều lệ của OCB luôn tăng trưởng, khẳng

định được rằng OCB đã không ngừng củng cố năng lực tài chính, tạo hình ảnh ngân

hàng ngày càng lớn mạnh, tạo cảm giác an toàn tin tưởng đối với khách hàng cũ

đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tốc độ tăng của 2006 và 2007 khá cao, khoảng 95%/năm; nhưng tốc độ này lại giảm

thấp trong năm 2008 và 2009, khoảng 34%. Vấn đề này có thể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính, tác động đến chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư,

Mặt khác, sự yếu kém về năng lực tài chính của OCB càng rõ ràng hơn khi xét trên bình diện của tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Biểu đồ 2.8: Vốn điều lệ của các NHTM đến tháng 12 năm 2009 (đơn vị: tỷ VND)

(Nguồn: website của các ngân hàng)

Quan sát biểu đồ ta thấy vốn điều lệ của Eximbank đang đứng trong top đầu của khối NHTM, đây là một lợi thế cạnh tranh của Eximbank. Trong khi đó, OCB chỉ được xếp vào top những ngân hàng nhỏ; với vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng, OCB bị hạn chế rất nhiều trong về quy mô hoạt động kinh doanh ngoại hối nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT, hạn chế khả năng cung cấp sản phẩm tài trợ cho các hợp đồng có giá trị lớn. Do đó, năng lực cạnh tranh của OCB trong lĩnh vực TTQT phần nào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 45)