2.3. Nguyên nhân rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại OCB
2.3.1.4. Mạng lưới ngân hàng đại lý không phong phú như các ngân hàng khác
Biểu đồ 2.9: Số lượng ngân hàng đại lý và số quốc gia có quan hệ đại lý của các
ngân hàng tính đến tháng 4/2010 251 1858 200 750 0 500 1000 1500 2000 Số ngân hàng đại lý
Hệ thống ngân hàng đại lý tuy đã phát triển về số lượng, nhưng mối quan hệ hợp tác với OCB chưa cao
Mạng lưới ngân hàng đại lý thời gian qua đã phát triển tương đối nhanh song vẫn còn nhỏ bé so với vị thế và tiềm năng của ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ 2.9 cho thấy số ngân hàng đại lý và quốc gia có quan hệ đại lý với OCB chỉ cao hơn ngân hàng HDBank, so với ngân hàng khác thì vẫn thấp. OCB chưa xây dựng quan hệ đại lý với một số ngân hàng ở những nước, khu vực mà OCB thường thanh toán qua, do vậy các giao dịch thanh tốn qua đó đều phải qua ngân hàng trung gian vừa phí cao, vừa mất nhiều thời gian.
2.3.1.5. Sản phẩm TTQT của OCB chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Một thực tế cho thấy số lượng sản phẩm TTQT của OCB còn hạn chế, chỉ mới là những sản phẩm phổ biến như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán nhờ thu hàng xuất nhập khẩu, thanh tốn tín dụng chứng từ hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ bao
thanh toán. Trong khi đó, Eximbank đã phát triển thêm dịch vụ thanh tốn xuất
nhập khẩu trọn gói bằng cách cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa kết hợp với cung cấp dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi.
Bên phía các NHTMNN mà điển hình là Agribank, với lợi thế về quy mơ
cũng như uy tín, Agribank cung cấp thêm dịch vụ thanh toán biên giới với Trung Quốc bằng đồng CNY hoặc VND: không cần lên biên giới, khách hàng có thể thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu với Trung Quốc (bằng hối phiếu, chứng từ thanh
tốn chun dùng, thư tín dụng, chuyển tiền điện) ngay tại các chi nhánh của
Agribank ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Và khi so sánh với các NHNNg, điểm hạn chế này của OCB lại càng rõ ràng
hơn chẳng hạn như dịch vụ TTQT của Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC.
Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ, Trung Đông và châu
Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thơng qua thơng điệp "Ngân hàng tồn
cầu am hiểu địa phương". Hiện tại, HSBC là NHNNg lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.
Với lịch sử phát triển này, HSBC đã không những cải thiện sản phẩm dịch vụ TTQT truyền thống mà còn mở rộng thêm các sản phẩm TTQT chuyên biệt như: (1) Tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, (2) Cung cấp dịch vụ mua lại các khoản phải thu, (3) Cung cấp dịch vụ Forfaiting cho các doanh nghiệp xuất khẩu, (4) Cung cấp các giải pháp thương mại điện tử: Dịch vụ dị tìm bộ chứng từ chuyển phát tồn cầu, Dịch vụ TTQT trực tuyến HSBCnet – ITS,…