Bài học thứ nhất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

1.4. Bài học kinh nghiệm từ thanh toán L/C

1.4.1. Bài học thứ nhất:

Ngày 10/04/1994 Liên hiệp sản xuất Thương mại tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (Vinahandcoop) Hà Nội, đã ký hợp đồng số 105/VN với xí nghiệp Mỹ nghệ Ngọc Đơ, Tỉnh Quảng Đơng, Trung Quốc mua lơ hàng mỹ nghệ bằng đá ngọc bích trị giá 948.121USD với ý định sẽ tái xuất khẩu cho công ty Lombard San Francisco, Hoa Kỳ qua công ty trung gian là Wang Yick Investment Co. Ltd Hongkong theo hợp đồng 102/VN ngày 10/04/1994 với số tiền 1.052.900USD. Vinahandcoop tham

gia chương trình này nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và kiếm được lợi nhuận

trên 100.000USD, một kế hoạch tốt đẹp và hấp dẫn. Nhưng Vinahandcoop đã bị lừa bởi một kế hoạch có chủ ý từ lâu, rất tinh vi và hoàn hảo.

Vinahandcoop được các thương gia ngoại quốc thuyết phục rằng, "Nếu để phía Trung Quốc xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ thì phải chịu thuế cao và thủ tục mất nhiều thời gian, nên họ đề nghị Vinahandcoop mua hàng tạm nhập tái xuất để giảm thuế và do đó Vinahandcoop được hưởng hoa hồng trên 100.000USD"

Để phòng ngừa rủi ro và tránh bỏ vốn, các thương vụ tạm nhập tái xuất thường được thực hiện bằng hợp đồng đại lý để hưởng hoa hồng. Nhưng

Vinahandcoop lại thực hiện ký hai hợp đồng "Mua bán đứt đoạn". Như vậy, Vinahandcoop một mặt phải bỏ vốn (đi vay ngân hàng) để thực hiện hợp đồng, mặt khác rủi ro có thể xảy ra là rất lớn vì thương vụ liên quan đến hai hợp đồng mua,

Vinahandcoop im lặng thực hiện thương vụ, nên đã phớt lờ ý kiến chuyên môn từ phía ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thông báo L/C, nhưng không

được thông báo trước nên đã khơng có cơ hội để tư vấn về thương vụ cũng như lựa

chọn phương thức thanh toán.

Tuy nhiên trong vụ việc này Vietcombank lại để xảy ra sai xót là: Mặc dù nhận được bức điện khơng có khóa mã (testkey) nhưng vẫn thông báo cho

Vinahandcoop mà "quên" không gạch chữ "Tested" in sẵn trên thông báo.

Nhận xét:

Qua bài học thứ nhất tác giả có nhận xét sau:

Ngân hàng thơng báo (Advising Bank) là ngân hàng Vietcombank phải kiểm tra kỹ và xác minh tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã - testkey, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà khơng có ghi chú gì. Theo thơng lệ quốc tế thì NH thơng báo phải chịu hồn tồn trách nhiệm với các bên liên quan. Trong vụ này, VCB sai sót để xảy ra “rủi ro

kỹ thuật” khi thông báo L/C khơng có testkey (tức là L/C giả hoặc sửa đổi giả)

thành đã được key-tested (L/C thật) thì VCB phải chịu trách nhiệm đối với

Vinahandcoop về thiệt hại liên quan.

(Nguồn: Cẩm Năng Thanh Toán L/C)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)