Công nghệ thông tin lạc hậu so với các ngân hàng khác và chậm ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 57)

2.3. Nguyên nhân rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại OCB

2.3.1.6. Công nghệ thông tin lạc hậu so với các ngân hàng khác và chậm ứng

dụng công nghệ thông tin hiện đại vào TTQT.

Bảng 2.10: Các ngân hàng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại.

PHẦN MỀM NGÂN HÀNG ÁP DỤNG NĂM ÁP DỤNG Đông Á 2006 VPBank 2007 MHB 2008 Sacombank 2008 Teminos OCB 2010

(Nguồn: tổng hợp từ Website các ngân hàng)

Trong những năm qua, OCB đã tập trung đầu tư trang bị hệ thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại với kinh phí đầu tư tăng nhanh qua các năm. Điển hình là ngày 19/12/2008, OCB và tập đoàn Temenos AG, Thụy Sỹ đã ký kết hợp

đồng triển khai hệ thống ngân hàng lõi Temenos T24. Quy mô triển khai được mở

rộng từ Hội sở chính tới các chi nhánh của OCB. Hệ thống máy tính được liên kết trong tồn hệ thống OCB trên cơ sở mạng diện rộng, đã và đang phục vụ tích cực,

hiệu quả cho cơng tác xử lý các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

Phần mềm ngân hàng lõi Temenos T24 cung cấp đầy đủ giải pháp cho tất cả các hoạt động của ngân hàng từ các kênh giao dịch điện tử như thiết bị di động và ngân hàng internet với các hệ thống sổ cái, thanh toán và chức năng hỗ trợ xử lý nghiệp vụ. Đây là một môi trường với chi phí hiệu quả và tiết kiệm, đáng tin cậy và hợp lý nhất.

Tuy nhiên, so với các ngân TMCP khác thì OCB đã chậm trong ứng dụng cônng nghệ thông tin hiện đại vào họat động ngân hàng, theo bảng 2.10 cho thấy

tương đối chậm so với các NHTM khác. Do dó, những kết quả này vẫn chưa đủ để đưa công nghệ thông tin của OCB đạt đến trình độ tiên tiến so với các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Tốc độ phát triển và ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn

chậm, cịn nhiều bất cập khi ứng dụng chương trình T24 mà tôi đã khảo sát được, cụ thể là còn khá chậm trễ trong việc triển khai công nghệ thông tin vào sản phẩm

TTQT, chưa có sự thống nhất hoạt động giữa các phòng ban, nhiều nhân viên chưa

nắm vững quy trình hoạt động, hệ thống máy tính chưa đủ hiện đại để xử lý tốt

chương trình, hệ thống đơi lúc bị nghẽn trong khi hoạt động TTQT là một dịch vụ rất cần sự an tồn và thơng suốt tuyệt đối, đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin ngân

hàng chưa đáp ứng được về chất lượng và đủ về số lượng. Do đó, chưa hồn thành được mục tiêu của cơng cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng mà OCB đã đặt ra.

Khủng hoảng kinh tế đã và đang tác động tới mọi lĩnh vực ngành nghề buộc các ngân hàng phải thay đổi tư duy để vận hành và cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng đã phải tìm đến sự trợ giúp của cơng nghệ thơng tin nhằm mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho khách hàng. OCB cũng không tránh khỏi thực trạng này, để đứng vững trên thị trường tài chính, để có

được niềm tin từ khách hàng, OCB phải tạo mọi điều kiện để phục vụ tốt nhất cho

khách hàng của mình mà trong đó, đầu tư cho cơng nghệ thơng tin ngân hàng vẫn là mũi nhọn.

2.3.1.7. Chưa chun mơn hóa trong hoạt động TTQT.

Bộ phận TTQT của OCB làm việc khá tốt nhưng xét về trình độ chun mơn hóa thì OCB vẫn cịn thua kém các NHNNg. OCB chưa có bộ phận chuyên tư vấn và giải đáp thắc mắc phục vụ hoạt động TTQT, mỗi nhân viên vừa tư vấn, vừa lập chứng từ, vừa hạch tốn phí cùng với các nghiệp vụ chun mơn khác. Bên cạnh đó, TTQT là một lĩnh vực khá mới đối với OCB, nhân viên phải khó khăn lắm mới bao qt hết mọi cơng việc, giải quyết mọi tình huống; dẫn đến gián đoạn và thậm chí

gây khó khăn cho nhân viên lẫn khách hàng khi số lượng khách hàng đông hay bộ

phận tài trợ nhập và tài trợ xuất, trong khi các ngân hàng khác có sự chun mơn hóa này rất rõ ràng.

Về phía các NHNNg, hoạt động TTQT được thực hiện một cách nhịp nhàng

hơn, mỗi nhân viên đảm nhiệm một khâu và công việc được tiếp nối từ lúc khách

hàng bước vào ngân hàng đến khi khách hàng ra về. Tiến bộ hơn nữa, các NHNNg còn triển khai các dịch vụ: tư vấn, mở L/C, tu chỉnh L/C, thơng báo thanh tốn trực tuyến thông qua hệ thống thơng tin điện tử. Trong khi đó, OCB chỉ dừng lại ở truy cập thông tin về số dư tài khoản, tỷ giá, biểu phí, tiện ích dịch vụ chứ chưa có bộ phận giao dịch TTQT trực tuyến với khách hàng.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết mở cửa mạnh mẽ nhất, các NHNNg sẽ được đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc. Khi đó, NHTM Việt Nam nói chung và OCB nói riêng sẽ gặp phải những đối thủ nặng ký ngay trên thị trường Việt Nam. Hơn nữa, trong thời kỳ hậu khủng hoảng, một môi trường kinh doanh tài chính vừa an tồn vừa tiết kiệm như Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà

đầu tư nước ngồi.

2.3.1.8. Quy trình TTQT chưa được chuẩn hóa

Quy trình thực hiện nghiệp vụ là một phần quan trọng trong thao tác thực hiện của nhân viên nghiệp vụ, do đó nếu quy trình chưa được chuẩn hóa sẽ dẫn đến rủi ro tác nghiệp cho nhân viên nghiệp vụ và cho cả ngân hàng. Hiện nay OCB vẫn

đang áp dụng qui trình thanh tốn quốc tế cũ, chưa hồn chỉnh, do đó khơng theo sát

tình hình thực tế, chưa có sự đồng nhất, phối hợp với các bộ phận liên quan khác, vì vậy dễ dẫn đến rủi ro, tiêu cực.

Hiện nay các ngân hàng TMCP khác như ACB, Eximbank đã thực hiện chuẩn các quy trình nghiệp vụ theo chuẩn ISO 9001-2000 nhưng OCB vẫn chưa

làm được điều này. Chính vì vậy, làm tăng nguy co rủi ro trong hoạt động TTQT

2.3.1.9. Hoạt động TTQT tại các chi nhánh chưa được chú trọng phát triển.

Hiện nay tại các chi nhánh hoạt động TTQT đang bị bỏ ngõ và hầu như ít

quan tâm đến nguồn thu từ hoạt động dịch vụ này do những nguyên nhân sau:

- Các chi nhánh hiện nay chủ yếu tập trung phát triển và mở rộng về hoạt động tín dụng, ít có sự quan tâm đầu tư cho nghịêp vụ TTQT.

- Các chi nhánh bị hạn chế về mặt nghiệp vụ không chỉ riêng nhân viên nghiệp vụ mà ngay cả lãnh đạo chi nhánh cũng am hiểu rất ít về nghiệp vụ này dẫn

đến ngại phát triển hoạt động TTQT.

- Bên cạnh đó tại các chi nhánh hiện nay chưa có nhân viên chuyên thẩm định giá các mặt hàng mà các doanh nghiệp nhập khẩu thế chấp. Ngồi ra cơng tác kho bãi cũng là vấn đề lớn khiến các chi nhánh rất e ngại nếu như doanh nghiệp nhập khẩu chẳng mai mất khả năng thanh tốn thì việc lưu kho hoặc thanh lý số hàng đó như thế nào để thu hồi nợ thì các chi nhánh chưa có kinh nghiệm thực hiện. Do đó việc triển khai và đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ TTQT trên toàn hệ thống gặp rất nhiều khó khăn.

- Chính vì vậy, đã làm mất đi một lượng khách hàng XNK tiềm năng để thu

hút thêm lượng ngọai tệ về cho OCB.

2.3.1.10. Công tác thẩm định khách hàng chưa chuyên môn, chưa xây dựng được hạn mức tín dụng tài trợ thương mại cho khách hàng.

Công tác thẩm định khách hàng là phần quan trọng trong việc cấp tín dụng hay quyết định có tài trợ cho doanh nghiệp hay khơng. Hiện nay công tác thẩm định của ngân hàng chủ yếu phân tích tình hình doanh nghiệp dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo trên trang CIC. Nếu một doanh nghiệp cố tình lập bảng báo cáo tài chính giả để qua mặt ngân hàng thì điều này sẽ là nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó trang CIC thơng tin thường khơng được cập nhật kịp thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, do cơng tác thẩm định khách hàng chưa chuyên môn nên việc xây dựng và cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng gặp nhiều khó khăn. Khi chưa xây dựng được hạn mức tín dụng cho khách hàng sẽ làm mất rất nhiều thời gian cho

nhân viên nghiệp vụ và cả khách hàng khi quyết định tài trợ thương mại cho khách hàng.

2.3.1.11. Chưa có bộ phận quản lý rủi ro trong hoạt động TTQT

Hiện nay OCB chỉ mới xây dựng phòng quản lý rủi ro để hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng mà chưa có bộ phận quản lý rủi ro cho hoạt động TTQT. Mặc dù hoạt động TTQT có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, tuy nhiên chỉ phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng thì chưa đủ vì khi TTQT ta giao dịch với nhiều đối tác

nước ngồi. Nếu ta khơng am hiểu hoặc hiểu biết ít về đối tác nước ngoài sẽ gây ra

rủi ro rất lớn trong việc tài trợ XNK cho doanh nghiệp.

2.3.2. Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô.

2.3.2.1. Thách thức từ khủng hoảng kinh tế tài chính.

Thứ nhất, xét trên phạm vi vĩ mô, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế

giới bắt đầu hồi phục, nhưng chưa bền vững và không cân bằng. Những hậu quả của

nó như tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách, nạn thất nghiệp cao đang có nguy cơ đẩy Việt Nam và một số nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái mới. Mặt khác, rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đựơc tự do hóa, khả năng OCB chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.

Thứ hai, do khủng hoảng kinh tế, hàng hoá dư thừa nên hầu hết các nước trên

thế giới đều có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp khó khăn, thậm chí ngay cả ở những thị trường truyền thống. Xem biểu đồ 2.11 ta thấy giá trị xuất khẩu Việt Nam tăng điều qua các năm, tuy nhiên đến năm 2009 bị giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Theo dự kiến năm 2010 xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng, tuy nhiên lượng tăng cũng khơng cao. Bên cạnh đó, thị

trường trong nước hiện nay cũng đang bị hàng giá rẻ của Trung Quốc chiếm lĩnh,

các doanh nghiệp ra sức tối đa tận dụng sự hậu thuẫn của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào tình trạng khó khăn do chịu tác động bởi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm, dẫn đến hoạt động TTQT của OCB sẽ bị ảnh hưởng nhất định, thậm chí có thể dẫn đến khó khăn.

Biểu đồ 2.11: Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ 2005 đến 2009 và dự kiến 2010 (đơn vị: Tỷ USD)

32.45 39.83 48.56 62.90 56.58 59.98 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Website Bộ tài chính)

Thứ ba, lạm phát ở Việt Nam hàng năm cao hơn ở Mỹ 5% - 7%, trong khi

Việt Nam chỉ điều chỉnh tỷ giá 1% - 2% khiến VND rơi vào tình trạng cao giá. Mặt

khác, do khó khăn về tài chính, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành chuyển

vốn về nước, cầu ngoại tệ có dấu hiệu tăng mạnh, dẫn đến sự biến động bất thường của thị trường ngoại tệ do xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND, gây ra nhiều bất lợi cho OCB khi phục vụ khách hàng trong hoạt động TTQT.

2.3.2.2.Thách thức từ trong nước.

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ tăng

trưởng khá cao nhưng chưa ổn định. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2010: “Việt Nam là một nền kinh tế phát triển năng động, một điểm sáng đầy

tiềm năng về phát triển kinh tế trong bối cảnh hậu khủng hoảng”. Nhưng các chuyên gia kinh tế Việt Nam thận trọng hơn khi nhận định hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam còn thấp và chậm được cải thiện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vì vậy, OCB cũng như các ngân hàng Việt Nam không thể phát triển khỏe mạnh trong nền kinh tế còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, thách thức của nền kinh tế Việt Nam cũng chính là thách thức của hệ thống ngân hàng nói chung và của OCB nói riêng.

Thứ hai, cấu trúc hoạt động TTQT của OCB tuy phát triển mạnh mẽ về chiều

đến thách thức cạnh tranh đối với OCB là đáng kể, đặc biệt đối với các lĩnh vực có ưu thế của NHNNg mà điển hình là TTQT và tài trợ ngoại thương.

Thứ ba, một thách thức cũng khá quan trọng của OCB khơng đến từ bên

ngồi mà đến từ chính những nhân tố bên trong của OCB. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay là các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng khi nguồn

nhân lực TTQT đang ngày càng giảm dần do tình trạnh chảy máu chất xám sang những ngân hàng trong nước khác hay NHNNg có chế độ ưu đãi cao hơn cho những nhân viên TTQT.

2.3.2.3. Thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế kinh tế thị trường chưa đầy đủ,

chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về

ngân hàng. Cụ thể là Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các

TCTD năm 2004 bộc lộ khá nhiều hạn chế nhưng đến nay vẫn chưa được điều

chỉnh:

- Luật chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát nên phát sinh nhiều văn bản dưới luật, mà các văn bản này lại bị chi phối bởi một số luật liên quan (Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư) dẫn đến khó khăn cho các TCTD trong quá trình thi hành luật.

- Một số quy định của Luật các TCTD còn chưa rõ ràng, minh bạch gây ra nhiều vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Ví dụ: Luật khơng quy định rõ các nghiệp vụ nào TCTD đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép; quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mẹ và ngân hàng con chưa

được quy định rõ ràng; một số vấn đề về cạnh tranh giữa các TCTD chưa được đề cập cụ thể.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp này, những

khó khăn trong quá trình hoạt động sẽ khiến OCB phải chịu những thiệt hại to lớn.

Thứ hai, các NHNNg đang ra sức giành thị phần và mở rộng tầm ảnh hưởng

trường tài chính. Các NHNNg đang hoạt động tại Việt Nam đều đứng trong bảng

xếp hạng 100 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citi Bank (Mỹ), Standard Chartered

Bank (Anh), Deutshe Bank (Đức)... Dựa vào thế mạnh đó cùng với trình độ công

nghệ cao, bên cạnh các hoạt động cho vay và đầu tư, các NHNNg sẽ mở rộng thị phần trong lĩnh vực TTQT, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích

khác. Điều này sẽ làm môi trường cạnh tranh của các NHTM trong nước cũng như

OCB tăng dần. Do đó, thị phần TTQT của OCB có xu hướng thu hẹp. Điều này vừa

là động lực lại vừa là áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể

cạnh tranh với các NHNNg và giành lấy thị phần tốt nhất.

Thứ ba, việc thu hút nguồn vốn góp từ các NHNNg vừa tạo ra cơ hội cho

OCB, đồng thời cũng đem lại thách thức do các NHNNg nắm quyền kiểm soát một

số hoạt động của OCB qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Thứ tư, trong quá trình hội nhập, OCB cũng chịu tác động mạnh của thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 57)